Hãy sát cánh cùng con khi bé chậm nói, khó khăn trong giao tiếp?
Trẻ chậm nói và khó khăn trong giao tiếp chính là những triệu chứng phổ biến ở trẻ chậm phát triển. Bố mẹ của bé nên tìm ra phương pháp để giúp trẻ có thể hòa nhập, tăng mong muốn trò chuyện và giao tiếp với mọi người hơn.
Hãy sát cánh cùng con khi bé chậm nói, khó khăn trong giao tiếp?
Trẻ chậm nói và khó khăn trong giao tiếp chính là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ chậm phát triển. Tuy nhiên thay vì lo lắng thì bố mẹ của bé nên tìm ra phương pháp để giúp trẻ có thể hòa nhập, tăng mong muốn trò chuyện và giao tiếp với mọi người hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến trường hợp trẻ chậm nói. Thứ nhất là do não bộ của trẻ bị tổn thương hoặc dị tật bẩm sinh, trường hợp này rất ít vì khi sinh ra trẻ có thể đã được chuẩn đoán là bình thường. Trường hợp thứ hai là do chứng tự kỷ khiến trẻ không có mong muốn hay nhu cầu giáo tiếp với bất cứ ai.
Nếu trẻ nhà bạn thường ngại gặp người lạ, không chơi với các bạn bè cùng lứa hay ít nói chuyện, xem phim hoạt hình, cả ngày chỉ ngồi lầm lì làm duy nhất một việc và không quan tâm đến sự có mặt của người khác thì chắc chắn trẻ đang bị tự kỷ và cần được điều trị tâm lý ngay.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói và gặp khó khăn trong giao tiếp?
Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu như nhận thấy trẻ có triệu chứng bạn đầu của bệnh tự kỷ, ngại giao tiếp. Ngoài việc đưa ra pháp đồ điều trị cũng như phương pháp điều trị, bác sĩ có thể cho trẻ một vài loại thuốc tốt cho hệ thần kinh, bổ não, tăng cường sự phát triển và loạt động của não bộ.
Nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn. Việc bố mẹ cho trẻ dùng nhiều các sản phẩm công nghệ hay tiếp xúc với điện thoại, máy tính từ sớm dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm và ngại giáo tiếp. Thay vì để trẻ chơi một mình, hãy bắt đầu những cuộc nói chuyện với trẻ về những điều mà trẻ thích. Hỏi về sở thích của trẻ cũng như lý do trẻ thích những điều ấy để tạo ra tình huống đưa đẩy, kích thích giảo tiếp.
Để giảm thiếu bệnh lý chậm nói hay khó khăn giáo tiếp, bố mẹ nên đọc chuyện và nói chuyện với con ngay từ khi bé 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy bé chưa có khả năng đáp lại bạn bằng lời nói, nhưng hành động thích thú hay ánh mắt của bé chính là một dấu hiệu cho thấy bé rất thích được nói chuyện và lắng nghe bạn.
Trẻ chậm nói thường thích chơi một mình và hay coi một loại đồ chơi như người bạn thân của trẻ. Phần lớn trẻ tự kỷ và chậm nói thường nói chuyện một mình và tự đáp lại cũng như tự đưa ra tình huống. Khi bố mẹ thấy biểu hiện này hãy tìm cách gần gũi trẻ hơn. Đừng nản lòng khi trẻ từ chối giao tiếp hay không muốn nói chuyện.
Cho trẻ sớm tiếp xúc với bạn bè cùng lứa cũng sẽ khiến tình trạng trẻ chậm nói được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy trẻ thường có xu hướng nũng nịu hay thích ở cùng mẹ nhưng với các cuộc giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn khi được nói chuyện hay chơi với bạn cùng tuổi với mình.
Cách để phòng tránh bệnh tự kỷ cũng như chậm nói, khó giao tiếp ở trẻ.
Đọc truyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. Mỗi ngày một câu truyện vừa có thể luyện khả năng khi nhớ vừa kích thích trẻ giáo tiếp với người lớn nhiều hơn.
Không cho trẻ xem ti vi hay điện thoại, vi tính quá nhiều. Phim hoạt hình tuy có thể làm tăng thêm khả năng sáng tạo cho trẻ nhưng cũng là một thứ có thể gây nghiện. Tuyệt đối không dùng các trò chơi game online để thu hút trẻ vì trẻ dễ học các hành vi bão lực trong các trò chơi đó, cũng như khi chơi nhiều trẻ sẽ mất đi khả năng giáo tiếp.
Khi trẻ chậm nói, hãy sớm đưa trẻ vào môi trường học tập mầm non để làm quen với các bạn bè cùng trang lứa. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong giao tiếp nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng khi cùng chơi và cùng hoạt động trong môi trường lớp học.
Hãy nói với trẻ mọi chuyện, giới thiệu mọi người trong gia đình cũng như khách khứa đến nhà chơi ngay từ khi trẻ còn nhỏ để trẻ có ham thích giao tiếp và nói chuyện.