Hay đau đầu phía sau gáy là bệnh gì?

đau đầu vai gáy không thực sự là một bệnh, mà thường là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác. Vậy, đâu là những bệnh lý liên quan đến đau đầu sau gáy và làm thế nào để phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của HoiBenh nhé

Hay đau đầu phía sau gáy là bệnh gì? Hay đau đầu phía sau gáy là bệnh gì?

Hiện tượng đau đầu vai gáy rất thường thấy ở nhiều người, chúng ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Về cơ bản đau đầu vai gáy không thực sự là một bệnh, mà thường là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác. Triệu chứng này thường gặp hơn ở giới văn phòng, những người phải thường xuyên làm việc với máy tính hoặc stress trong công việc, cuộc sống.Vậy, đâu là những bệnh lý liên quan đến đau đầu sau gáy và làm thế nào để phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của HoiBenh nhé

Hay đau đầu phía sau gáy là bệnh gì?

Triệu chứng đau đầu sau gáy có thể xuất phát từ một chứng bệnh đau đầu nào đó (phần lớn trường hợp là đau nửa đầu) hoặc xuất hiện do tình trạng căng cơ khi làm việc quá sức khiến người bệnh mệt mỏi, dễ cáu gắt.

Nếu bệnh là triệu chứng của đau nửa đầu: đau đầu sau gáy thường xảy ra với những cơn đau đầu liên tiếp với cường độ đau khác nhau, kèm theo đó là những triệu trứng như buồn nôn, sợ tiếng động, ánh sáng hay nhưng cơn đau giật khiến người bệnh muốn nổ tung.

Đau đầu sau gáy là loại bệnh tuy không nghiêm trọng, và không gây tử vong nhưng lại làm người bị bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, làm việc không thoải mái, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và khiến người bị bệnh không được thư giãn, hay cáu gắt do những cơn đau gây lên. Khi bị đau đầu sau gáy người bệnh sẽ thấy cảm thấy đau cơ vùng vai gáy, kèm theo hiện tượng cứng cổ, và các triệu chứng có thể kèm theo như hoa mắt, da xanh nám, đau nhức vùng gáy, buồn nôn, cơn đau giật giật khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu gắt.

Nguyên nhân bệnh đau nửa đầu phía sau gáy

  • Do thói quen sinh hoạt : Nếu như bạn bị nhức nửa đầu sau một vài ngày gần đây thì có thể là do bạn đang gặp phải căng thẳng, stress, làm việc quá sức hoặc ngủ nghỉ không điều độ dẫn đến đau mỏi phần nửa đầu phía sau, đau ê ẩm đầu.
  • U não: Nếu triệu chứng đau nửa đầu phía sau xuất hiện ngày một nhiều và kèm theo hiện tượng ù tai thì cần hết sức lưu ý vì điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh có khối u xuất hiện trong não bộ. Chính sự có mặt và phát triển của khối u làm đè nén và khiến chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút dẫn đến những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến nhức nửa đầu phía sau chính là do thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, ngoài việc đau mỏi vai, gáy, cổ thì bạn còn liên tục bị những cơn đau đầu phía sau, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Nếu để cơ thể quá lâu trong một tư thế, hoặc hoạt động sai tư thế, cơn đau sẽ kéo dài và mạnh hơn.
  • Bệnh đau nửa đầu Migraine (hay còn gọi là đau đầu vận mạch) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn đau nửa đầu phía sau. Đây là căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, gây ra những triệu chứng đau nhức ở một bên nửa đầu trái, phải, phía trước hoặc nhức nửa đầu phía sau. Bệnh đau nửa đầu đặc trưng với những cơn đau nhói, giật thon thót ở nửa đầu, có thể lan sang phía sau gáy hay đỉnh đầu. Các cơn đau kéo dài 4-72h, thường kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, cơn đau tăng lên khi vận động

vicare.vn-hay-dau-dau-phia-sau-gay-la-benh-gi-body-1

Biểu hiện của bệnh

Biều hiện rõ nhất của bệnh là vùng vai gáy bị đau và nhức mỏi, các cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc.

Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi ; giảm khi nghỉ ngơi.

Có cảm giác cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên khiến nó bị tê mỏi , cảm giác nặng nề và khó khăn trong vận động.

Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, đau dây thân kinh ở 2 bên bả vai.

Ngoài ra, khi chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.

Cách chữa trị đau đầu sau gáy là gì?

Để cải thiện tình trạng nhức nửa đầu sau, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau.

  • Châm cứu, massage hoặc đơn giản là nằm nghỉ ngơi để đầu, cổ và cơ thể trong tư thế thẳng. Chú ý ngồi, nằm ngủ đúng tư thế và thay đổi tư thế làm việc để cải thiện tình trạng này.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường ăn các loại rau quả giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ăn những thực phẩm bổ sung sắt và dưỡng chất.
  • Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên ra ngoài và vận động, không nên ngồi một chỗ, đặc biệt là không thức khuya hoặc sử dụng máy tính nhiều giờ.
  • Bệnh đau nửa đầu sau có thể khiến người bệnh kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể chất, do đó thuốc Tây là giải pháp tức thời giúp giảm đau, cắt cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc giảm đau như con dao hai lưỡi có thể là cách giảm đau đầu rất tốt nhưng để lại những tác hại lâu dài khi lạm dụng như hại gan, dạ dày, nhờn thuốc khiến các cơn đau càng nhiều hơn và mạnh hơn về sau.
  • Để tránh gặp phải các tác dụng phụ do thuốc Tây, các nhà khoa học, bác sĩ tại các nước phát triển ưa chuộng dùng thuốc giảm đau kết hợp với thảo dược để kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu sau gáy. Ginkgo biloba và Feverfew F là những loại thảo dược có hiệu quả kiểm soát cơn đau cao, giảm mức độ mỗi cơn đau, tránh tái phát và mà lại rất an toàn khi sử dụng lâu dài.

Nếu bệnh tái diễn nhiều lần, bạn hãy đến các cơ sở y tế thăm khám trực tiếp và tìm ra đúng bệnh để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và có những giải pháp cải thiện triệu chứng đau nửa đầu phía sau hiệu quả.

vicare.vn-hay-dau-dau-phia-sau-gay-la-benh-gi-body-2

Lời khuyên cho người làm việc văn phòng bị đau vai gáy

Khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế, không làm việc quá lâu tại cứ 30 phút nên dừng lại, đứng lên để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.

Nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.

Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Xem thêm:

  • 5 lời khuyên để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu vào mùa hè
  • 5 kiểu đau đầu hay gặp và cách ứng phó hiệu quả