Hay chảy nước mắt là bệnh gì?

Chảy nước mắt là một quá trình tự nhiên mà bất kỳ ai cũng phải trải qua vì nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên bị chảy nước mắt, đây có thể là dấu hiệu cho nhiều vấn đề. Vậy hay chảy nước mắt là bệnh gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Hay chảy nước mắt là bệnh gì? Hay chảy nước mắt là bệnh gì?

Chảy nước mắt là một quá trình tự nhiên mà bất kỳ ai cũng phải trải qua vì nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên bị chảy nước mắt, đây có thể là dấu hiệu cho nhiều vấn đề. Vậy hay chảy nước mắt là bệnh gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm câu trả lời cho vấn đề này.

1. Giải đáp hay chảy nước mắt là bệnh gì

Hội chứng khô mắt

Hội chứng khô mắt có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt liên tục – đây là thông tin hoàn toàn có cơ sở. Khi mắt bị khô quá mức, đôi mắt sẽ có cảm giác rất khó chịu. Điều này sẽ kích thích hoạt động của các tuyến lệ sản xuất ra lượng nước mắt đáng kể, gây tắc ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Hội chứng này thường gặp ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như bệnh lý, thuốc, thời tiết khô và nhiều gió... cũng sẽ dẫn đến hội chứng khô mắt.

Nguyên nhân lớn nhất gây ra hội chứng khô mắt là bệnh viêm kết giác mạc khô. Khi đó, mặc dù tuyến lệ sản xuất ra nhiều nước mắt, nhưng chất lượng của nước mắt lại không đủ.

Khi bị hội chứng khô mắt, bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác như ngứa mắt, thị lực giảm, mát nóng rát...

Nhiễm trùng cũng gây chảy nước mắt liên tục

Chảy nước mắt là phản ứng phổ biến nhất của cơ thể để phản ứng lại tình trạng nhiễm trùng. Điều này là cơ chế giúp giữ ẩm đôi mắt cũng như rửa sạch vi khuẩn, dịch nhầy... Trong số các loại nhiễm trùng, viêm bờ mi và viêm kết mạc là 2 dạng nhiễm trùng thường gặp.

Triệu chứng điển hình khi bạn bị nhiễm trùng mắt là nhìn mờ, đau rát và đỏ mắt, có cảm giác sạn trong mắt, hình thành gỉ mắt vào ban đêm, tăng tiết, chảy nước mắt liên tục.

Dị ứng

Một số phản ứng dị ứng với tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, các chất hóa học, lông thú cưng... cũng có thể làm mô mắt bị viêm, kích thích sản xuất ra nhiều nước mắt hơn, chính vì vậy mà bạn sẽ bị chảy nước mắt liên tục.

Dị ứng mắt thường đi kèm thêm triệu chứng ngứa ngáy, kích thích và sưng đỏ.

vicare.vn-hay-chay-nuoc-mat-la-benh-gi-body-1

Hiệu ứng Pseudobulbar

Pseudobulbar là một tình trạng phổ biến ở những bệnh nhân gặp sang chấn tâm lý, chấn thương ở hệ thần kinh hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan đến khả năng xử lý cảm xúc ở não bộ.

Khi đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng khóc bất thường không thể kiểm soát. Một số bệnh nhân bị đa xơ cứng, mất trí nhớ hay chấn thương sọ não cũng sẽ đối mặt với hiệu ứng Pseudobulbar.

Cơ thể thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 là thành phần quan trọng trong quá trình sản sinh ra máu, đồng thời bảo vệ hệ thần kinh hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, vitamin B12 cũng góp phần vào quá trình tổng hợp DNA của cơ thể. Nếu như bị thiếu hụt dưỡng chất này, bạn sẽ dễ gặp nhiều phản ứng tiêu cực như:

  • Mệt mỏi, sụt cân, hoạt động cơ yếu.
  • Táo bón và giảm khả năng cân bằng.
  • Trí nhớ kém, thiếu máu.
  • Mắc bệnh trầm cảm, chảy nước mắt liên tục.

Bệnh lý về tuyến giáp

Các vấn đề về tuyến giáp (như suy giáp) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra các hormon trong cơ thể. Vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng nước mắt chảy bất thường.

Theo Reshmi Srinath, chuyên gia y khoa tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai, chứng suy giáp xảy ra sẽ gây tăng cân, mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể liên quan là đau cơ, da tóc khô, tâm trạng bất thường, rối loạn giấc ngủ, chảy nhiều nước mắt...

2. Điều trị bệnh hay chảy nước mắt như thế nào?

vicare.vn-hay-chay-nuoc-mat-la-benh-gi-body-2

Nếu như không đến từ các nguyên nhân nghiêm trọng, bạn có thể tự dự đoán về vấn đề mà mình gặp phải qua dấu hiệu lâm sàng đã được trình bày phía trên. Ở trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số loại thuốc không cần kê đơn để khắc phục như:

  • Thuốc nhỏ mắt không kê đơn để điều trị hội chứng khô mắt: bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để rửa sạch các tác nhân kích thích như bụi, lông động vật... Nên chọn loại nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản.
  • Một số loại thuốc uống không cần kê đơn cũng sẽ giúp tình trạng dị ứng mắt giảm bớt nhờ cơ chế gián đoạn phản ứng dị ứng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tự điều trị này cũng có hiệu quả. Nếu như bạn gặp một số hiện tượng sau đây, bạn cần tìm gặp bác sỹ càng sớm càng tốt:

  • Chảy nước mắt liên tục trong thời gian dài (vài tuần) và không thể khắc phục bằng giải pháp thông thường.
  • Nước mắt chảy có kèm theo chất nhảy, mắt đỏ rát.
  • Đau mắt.
  • Đau nhức vùng xoang mũi đi kèm với chảy nước mắt.

Lúc này, các bác sỹ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm về chất lượng, số lượng nước mắt:

  • Nếu như do nhiễm trùng, bạn sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh.
  • Trường hợp tuyến lệ bị tắc, bạn cần tiến hành phẫu thuật để mở rộng tuyến lệ.
  • Tật lộn mi sẽ được giải quyết bằng phẫu thuật căng cơ, giữ mi trở lại đúng vị trí của nó...

Bài viết đã cho bạn rất nhiều câu trả lời cho vấn đề “hay chảy nước mắt là bệnh gì?”. Tùy theo từng vấn đề mà bạn sẽ có các cách giải quyết khác nhau. Hãy nhớ rằng, khi tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, bạn cần phải đến bác sỹ được được giúp đỡ.

Xem thêm:

  • Viêm kết mạc lây qua đường nào? Cần kiêng gì khi mắc bệnh?
  • Bệnh viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ) dễ lây mạnh, cảnh giác trong mùa xuân hè
  • Mẹ có biết những biến chứng đáng sợ của bệnh sởi?