Hậu sản là gì? Chế độ dinh dưỡng cho người hậu sản

Các bà mẹ thường gặp một số vấn đề về sức khỏe khi sinh. Quá trình sau sinh nếu không giữ vệ sinh, không kiêng cữ đúng cách, cơ thể chưa hoàn toàn phục hồi cùng với việc không có đủ thời gian cho bản thân khiến cho mẹ có thể gặp phải các vấn đề hậu sản. Vậy hậu sản là gì? Việc nắm rõ kiến thức về hậu sản và các cách phòng tránh là thực sự rất cần thiết.

Hậu sản là gì? Chế độ dinh dưỡng cho người hậu sản Hậu sản là gì? Chế độ dinh dưỡng cho người hậu sản

Các bà mẹ thường gặp một số vấn đề về sức khỏe khi sinh. Quá trình sau sinh nếu không giữ vệ sinh, không kiêng cữ đúng cách, cơ thể chưa hoàn toàn phục hồi cùng với việc không có đủ thời gian cho bản thân khiến cho mẹ có thể gặp phải các vấn đề hậu sản. Vậy hậu sản là gì? Việc nắm rõ kiến thức về hậu sản và các cách phòng tránh là thực sự rất cần thiết.

Hậu sản là gì?

Có thể thấy, trong quá trình 9 tháng 10 ngày mang bầu, cơ thể người phụ nữ phải phát triển và thay đổi rất nhiều nhằm thích nghi với sự xuất hiện của trẻ. Cho đến sau khi sinh con, các cơ quan mới bắt đầu được trở lại bình thường. Giai đoạn này vô cùng nhạy cảm bởi các xáo trộn cả về thể trạng lẫn tinh thần mà chị em phải trải qua. Quan niệm xưa thì hậu sản là khoảng giời gian 3 tháng sau sinh, nhưng theo như Y học hiện đại thì thời kỳ này rơi vào từ 4 – 6 tuần sau sinh.

Nói như vậy thì hậu sản là thời kỳ mà tất cả phụ nữ sinh nở xong hầu như đều phải đối mặt. Và nếu như không nhận được sự chăm sóc cẩn thận và có 1 chế độ nghỉ ngơi đúng cách, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc phải 1 số loại bệnh lý gọi chung là bệnh hậu sản.

vicare.vn-hau-san-la-gi-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-hau-san-body-1

Các bệnh hậu sản thường gặp phải và nguyên nhân

Băng huyết

Băng huyết được coi là 1 trong những loại bệnh hậu sản nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu như không ứng phó kịp thời. Băng huyết hay xảy ra trong vòng 24h đầu tiên từ sau sinh, triệu chứng chung là ra máu nhiều và liên tục, mạch đập nhanh, da xanh tái, vã mồ hôi, huyết áp hạ đột ngột, chân tay lạnh,... Ngoài ra cũng tùy vào từng nguyên nhân mà có 1 vài dấu hiệu khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới băng huyết. Có thể kể đến vài nguyên nhân như:

  • Cơ tử cung yếu sau nhiều lần sinh; tử cung dị dạng; cơ tử cung căng quá mức do thai to hay đa thai. Có tiền sử phẫu thuật liên quan tới tử cung hoặc đã từng bị u xơ tử cung.
  • Sản phụ có tiền sử sảy, nạo và hút thai nhiều lần.
  • Sót rau ở trong buồng tử cung.
  • Chuyển dạ quá dài và nhiễm khuẩn ối.
  • Sản phụ suy nhược cơ thể, huyết áp cao hoặc là thiếu máu.
  • Đẻ quá nhanh hay đẻ ở tư thế đứng.
  • Đỡ đẻ không đúng cách.

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là 1 trong những biến chứng sau sinh dễ gặp nhất, xuất phát từ bộ phận sinh dục như tử cung, âm đạo. Triệu chứng ban đầu là sốt cao trên 38 độ, âm đạo sưng tấy mưng mủ, dịch tiết có mùi khó chịu, sản phụ mệt mỏi chán ăn. Đôi khi kèm theo cả hạ huyết áp và choáng váng. Nhiễm khuẩn hậu sản có 1 số dạng đặc biệt nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết, ... có thể dẫn tới việc phải cắt bỏ tử cung.

Nguyên nhân chủ yếu của nhiễm khuẩn hậu sản là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sản phụ từ đường âm đạo hoặc là thông qua các tổn thương âm đạo sau sinh, sau đó gây ra viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể trú ngụ tại cơ thể sản phụ, hay các dụng cụ đỡ đẻ, hoặc từ người xung quanh,...

Sản dịch

Sản dịch vốn là hiện tượng bình thường đối với phụ nữ sau sinh. Dịch tử cung bao gồm máu loãng, máu cục, các sản bào, các biểu mô ở trong cổ tử cung và âm đạo sẽ thoát ra ngoài trong vòng khoảng 30 ngày sau sinh. Nếu quá trình đẩy sản dịch kết thúc quá sớm kèm theo hiện tượng đau tức vùng bụng dưới thì có thể sản phụ đang bị ứ sản dịch. Hoặc nếu như qua 45 ngày mà sản dịch vẫn chưa có dấu hiệu hết và có mùi hôi khó chịu thì có khả năng cao sản phụ bị bế sản dịch.

Cần lưu ý, vài ngày đầu tiên sản dịch sẽ có màu đỏ sẫm bởi toàn máu cục và máu loãng. Những ngày tiếp theo sản dịch dần loãng hơn, chủ yếu là chất nhầy, trong đó chỉ còn màu hơi hồng và cuối cùng là không màu. Khi đi qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính vô khuẩn nên hơi có mùi hôi tanh và khó chịu.

Sản giật

Sản giật là nguyên nhân thứ ba gây ra tử vong nhiều nhất trên thế giới, xét về độ nguy hiểm cũng không thua kém băng huyết. Sản phụ mắc sản giật sẽ có triệu chứng đau đầu, ù tai, buồn nôn sau đó là hôn mê, co giật hoặc bị phù.

vicare.vn-hau-san-la-gi-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-hau-san-body-2

Lưu ý trong ăn uống để có kỳ hậu sản khỏe mạnh

Sau khi sinh con, cơ thể các mẹ cần có một thời gian để hồi phục trở lại. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần lễ, đó gọi là hậu sản. Thời kỳ hậu sản, các mẹ thường gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng là việc làm cần thiết nhằm tránh hậu sản.

Các bà mẹ cần ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu hóa, tránh ăn những gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, các chất cồn như bia, rượu vì sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Hạn chế đồ lạnh, hải sản tanh, trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Ăn kiêng nhiều thứ sẽ làm giảm tính đa dạng của khẩu phần, dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sữa mẹ.

Bổ sung calo trong khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cho người mẹ phục hồi nhanh. Khi cho con bú, người mẹ sẽ cần thêm khoảng 500 kcal cho mỗi ngày. Để có thể đáp ứng lượng calo này, tốt nhất người mẹ nên ăn thêm 1 bữa phụ. Thức ăn nên có đầy đủ các thành phần như thực phẩm giàu chất đạm, ngũ cốc, chất béo, vitamin A, canxi và muối khoáng.

Bổ sung nước cho cơ thể

Để có đủ sữa, các mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày gồm nước lọc, nước đậu nành, nước hoa quả, nước nhân trần, sữa... Bạn nên ăn khoảng 3.500 calo mỗi ngày, thành phần thức ăn phải được cân đối nhằm phục hồi sức khỏe và giúp quá trình tạo sữa được tốt. Khẩu phần ăn có thể chia thành nhiều bữa trong ngày. Lấy đu đủ hoặc khoai tây hầm với xương, móng giò ăn sẽ giúp tăng tuyến sữa.

Tránh bị táo bón

Đa phần các sản phụ sẽ đều bị táo bón sau khi sinh. Táo bón kéo dài sẽ dẫn tới các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa dạ con, sa trực tràng, ...Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước là cách tốt nhất nhằm tránh táo bón. Sau mỗi bữa ăn bạn nên ăn 1 vài loại hoa quả tươi, chia làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp cho cơ thể sảng khoái và dễ tiêu hóa.

Bổ sung sắt

Sắt là 1 yếu tố không thể thiếu trong quá trình vận chuyển dinh dưỡng, tạo máu và oxy để đốt cháy tạo nên năng lượng hoạt động của cơ thể. Thiếu sắt thời kỳ hậu sản gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ qua nguồn sữa mẹ.

Với phụ nữ sau khi sinh, sắt là nhu cầu cần thiết trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm chứa sắt như lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá, rau muống, các loại rau, quả, thịt bò... Nếu lượng sắt chưa được bù đắp trong ăn uống, có thể dùng thêm thuốc chứa sắt như là Protoxalat. Nên ăn thêm hoa quả giúp bổ sung lượng vitamin C và làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Bổ sung Protein

Protein góp phần xây dựng mô, xây dựng cơ thể, gia tăng khả năng đề kháng và chống lại sự nhiễm trùng thời kỳ hậu sản, giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết. Những thực phẩm giàu protein là:, sữa, sản phẩm từ sữa, thịt gà, đậu, trứng, thịt lợn, quả hạt, cá, hải sản, trái lê tàu.

vicare.vn-hau-san-la-gi-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-hau-san-body-3

Bổ sung sữa

Sữa dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dưỡng chất dành cho các bà mẹ mang thai cũng là 1 nguồn cung cấp protein. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng phụ cần thiết, lượng protein cao, calcium, bổ sung sắt, và các vitamin cũng như muối khoáng cần thiết khác giúp các bà mẹ khỏe mạnh khi phải thức đêm hay ngủ không đủ giấc.

Bổ sung Vitamin

Nếu Protein xây dựng cấu trúc cơ thể thì Vitamin lại duy trì các chức năng giúp cơ thể hoạt động bình thường và tăng hoạt động của hệ hô hấp. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin là rau xanh và các loại hoa quả tươi ngon.

Các bà mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thay đổi thức ăn thường xuyên nhằm tăng cảm giác thèm ăn. Nên chọn thực phẩm tươi, sống và rau sạch. Thức ăn cần được nấu chín kỹ để không gây ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm:

  • Đẻ thường hay đẻ mổ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản
  • Sốt hậu sản - khi nào thì mẹ cần đi viện ngay?
  • Những biến chứng của trĩ hậu sản các mẹ cần biết