Hậu quả của mỡ máu cao nguy hiểm đến tính mạng như thế nào?

Mỡ máu cao là một chứng bệnh ở người trưởng thành, bệnh hình thành do chế độ ăn uống, luyện tập kém, còn nhiều hạn chế. Vậy hậu quả của mỡ máu cao với sức khỏe như thế nào? làm sao có thể ngăn ngừa được căn bệnh này?

Hậu quả của mỡ máu cao nguy hiểm đến tính mạng như thế nào? Hậu quả của mỡ máu cao nguy hiểm đến tính mạng như thế nào?

Mỡ máu cao là một chứng bệnh ở người trưởng thành, bệnh hình thành do chế độ ăn uống, luyện tập kém, còn nhiều hạn chế. Vậy hậu quả của mỡ máu cao với sức khỏe như thế nào? làm sao có thể ngăn ngừa được căn bệnh này?

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, cholesterol cao, mỡ máu cao) là tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hơn ngưỡng an toàn.

Cholesterol là một hợp chất hóa học có vai trò xây dựng màng tế bào và sản xuất các kích thích tố như estrogen và testosterone. Gan sản xuất khoảng 80% cholesterol của cơ thể và phần còn lại đến từ nguồn thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, cá và các sản phẩm từ sữa. Cholesterol không tự di chuyển trong máu mà nó được gắn bởi lipoprotein (lipo = chất béo) trong máu. Có 2 loại lipoprotein chính là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Ngoài ra, mỡ máu còn gồm: Cholesterol toàn phần và triglyceride. Nếu 4 chỉ số này vượt ngưỡng kiểm soát sẽ gây máu nhiễm mỡ.

vicare.vn-hau-qua-cua-mo-mau-cao-nguy-hiem-den-tinh-mang-nhu-nao1

Hậu quả của mỡ máu cao

Bệnh máu nhiễm mỡ đang rất phổ biến hiện nay, không những thế, các biến chứng của bệnh còn có thể rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời.

Chính những thói quen dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì và là tác nhân gây máu nhiễm mỡ. Đặc biệt, căn bệnh này còn có mối liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, những bệnh lý này chính là những tác hại của máu nhiễm mỡ gây ra, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tiểu đường

Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Bệnh gan

Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao cũng khiến gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, hay ung thư gan...

Bệnh tim mạch

Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp cùng với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc về các bệnh tim mạch cho con người.

vicare.vn-hau-qua-cua-mo-mau-cao-nguy-hiem-den-tinh-mang-nhu-nao2

Đột quỵ

Yếu tố chính gây nên vấn đề này chính là triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Bởi vậy tác hại của máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

Đau và tê chân

Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.

Cách ngăn ngừa máu nhiễm mỡ

Điều đầu tiên để ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ là thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã hướng dẫn chế độ ăn uống để giúp giảm mức cholesterol, từ đó, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hạn chế tổng lượng chất béo ăn vào: Chỉ chiếm 25% - 35% tổng lượng calo mỗi ngày.

Hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ: Ít hơn 7% tổng lượng calo hàng ngày.

Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa xuống dưới 1% tổng lượng calo hàng ngày.

Lượng chất béo còn lại phải đến từ các loại chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa được tìm thấy trong các loại hạt, cá (đặc biệt là dầu cá, chẳng hạn như cá hồi và cá trích, ăn ít nhất hai lần mỗi tuần) và dầu thực vật.

Hạn chế lượng cholesterol xuống dưới 300mg mỗi ngày. Nếu bạn bị bệnh tim mạch vành hoặc mức cholesterol LDL ≥ 100 mg/dL, bạn nên giới hạn lượng cholesterol < 200 mg/ngày.

Một số nhóm thực phẩm có thể giúp giảm mức cholesterol trực tiếp, bao gồm các loại thực phẩm có chất phụ gia sterol thực vật, thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, trái cây như táo, lê, cá, quả hạch và dầu ô liu.

Ngoài ra, giảm cân, tập thể dục được chứng minh là làm giảm cholesterol toàn phần và tăng mức HDL-cholesterol. Ngừng hút thuốc giúp giảm nồng độ LDL, từ đó, giảm nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Hãy hạn chế rượu bởi uống quá nhiều có thể làm hỏng gan và gây tăng LDL-cholesterol.

Để phòng ngừa và hạn chế những hậu quả của mỡ máu cao gây ra cho sức khỏe, mỗi người cần có những chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp. Quan trọng hơn, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng một lần để phát hiện những nguy cơ bệnh tiềm ẩn.

Xem thêm :

  • Điều trị bệnh máu nhiễm mỡ bằng thuốc nam
  • Tại sao ăn chay vẫn bị máu nhiễm mỡ?
  • Từ cháu bé 15 tuổi bị máu và gan nhiễm mỡ đến những thực phẩm đừng bao giờ kết hợp với trứng