Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đó là: hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được chữa trị kịp thời tình trạng này sẽ dẫn đến lú lẫn, hôn mê hoặc co giật. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh cũng như điều trị hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Những bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị đường huyết ổn định vẫn luôn phải đề phòng một nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đó là: hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được chữa trị kịp thời tình trạng này sẽ dẫn đến lú lẫn, hôn mê hoặc co giật. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh cũng như điều trị hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là gì?
Hạ đường huyết được định nghĩa là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, cụ thể là dưới 70mg/dL. Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều insulin và không đủ lượng đường trong máu. Với người bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị hạ đường huyết càng lớn vì thường xuyên dùng insulin và các thuốc đường uống.
Triệu chứng
Các dấu hiệu sớm cảnh báo hạ đường huyết ở bệnh tiểu đường: run, chóng mặt, đổ mồ hôi, đói, ủ rũ, lo lắng, căng thẳng, nhức đầu.
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường cũng có thể xảy vào ban đêm, lúc bệnh nhân đang ngủ. Các triệu chứng đó là: đổ mồ hôi làm chăn gối ướt, gặp ác mộng, mệt mỏi, bứt rứt khi ngủ dậy.
Nếu không được chữa trị tình trạng này sẽ càng xấu đi, biểu hiện bằng các triệu chứng như: yếu cơ, khó nói, nói ngọng, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, buồn ngủ, lú lẫn, co giật, bất tỉnh, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến là:
- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết đường uống.
- Bệnh nhân có hiện tượng insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài; tiêm insulin ở những vùng hoạt động nhiều hay chườm nóng sau khi tiêm insulin.
- Uống các thuốc hạ đường huyết xa bữa ăn chính.
- Bỏ bữa, không ăn đủ chất.
- Tập thể dục hoặc hoạt động thể chất quá mức nhưng lại ăn uống không đảm bảo.
- Uống rượu
Điều trị
Khi nghi ngờ có nguy cơ đường huyết thấp thì nên mang theo máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
Sau đó ăn uống những thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết, ví dụ như:
- Ăn 5-6 viên kẹo cứng
- Uống 118ml nước ép trái cây hoặc soda thường xuyên
- Một muỗng canh đường hoặc mật ong
- Ăn 3 viên đường
Khi tình trạng được cải thiện, hãy ăn uống như bình thường. Sau đó, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó điều chỉnh kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của mình để ngăn ngừa những nguy cơ về hạ đường huyết sau này.
Xem thêm:
- Bà bầu bị tiểu đường tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non
- Chi phí xét nghiệm đường huyết thai kỳ là bao nhiêu?
- Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không?