Gợi ý những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bé ăn dặm
Sau 5-6 tháng đầu đời, trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý lại là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trong bài viết sau, HoiBenh xin gợi ý đến các mẹ những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của bé.
Gợi ý những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bé ăn dặm
Sau 5-6 tháng đầu đời, trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý lại là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trong bài viết dưới đây, HoiBenh xin gợi ý đến các mẹ những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của bé.
1. Củ quả - nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Bí đỏ là một trong những loại quả giàu vitamin A, tốt cho sự phát triển thị giác, làn da của bé tốt hơn. Bên cạnh đó, chất xơ trong bí đỏ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ có thể nấu cháo tôm bí đỏm cháo thịt lợn bí đỏ để tạo sự bắt bắt mắt, kích thích thị giác giúp trẻ ăn ngon miệng.
Khoai tây là thực phẩm giàu tinh bột, ít vitamin. Vì vậy, đối với thực phẩm này, mẹ nên cho bé ăn dặm 8-9 tháng tuổi bởi lúc này bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển thể chất.
Hấp khoai tây và xay nhuyễn hoặc xắt hạt lựu là cách cho bé ăn tốt nhất.
Các mẹ cần lưu ý, không nên cho bé ăn quá nhiều bí đỏ và khoai tây, trung bình từ 2-3 bữa/tuần2. Trái cây
Cam, quýt rất giàu vitamin C. Để tránh bị khô da hay nứt nẻ ở trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé ăn loại trái cây này 3-4 bữa/ tuần để giúp bé hấp thụ vitamin tốt nhất.
Chuối: Khi bé sử dụng chuối vừa đủ thì sẽ cung cấp đầy đủ các loại vitamin B, C giúp bé phát triển toàn diện về thể chất. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều chất xơ, kali. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé.
Chuối được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của bé.
Nho, việt quất giúp cho hệ tim mạch của bé khỏe mạnh bởi nó chứa nhiều chất chống oxi hóa, flavonoid, chống lại colestrol – những chất gây ảnh hưởng xấu đến máu và tim mạch.
Với nho, mẹ nên cho bé ăn nguyên cả vỏ do trong vỏ cũng chứa nhiều dưỡng chất và nhiều kháng khuẩn. Nên cho bé ăn nho ít nhất 1 lần/tuần để bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất.
3. Nhóm những loại rau có lá xanh đậm
Trong thực đơn ăn dặm của bé không thể thiếu những loại rau màu xanh đậm. Những loại rau này cung cấp nhiều chất xơ, vitamin nhất giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng từ những nhóm thực phẩm khác.
Rau xanh cung cấp chất xơ cho trẻ.
4. Nhóm thịt
Sắt là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, giúp sản sinh máu và một số quá trình chuyển hóa khá. Vì vậy, cần bổ sung sắt cho những trẻ bị thiếu loại chất này. Thịt bò là một trong những thực phẩm hàng đầu chứa nhiều sắt và protein. Đồng thời, thịt bò cũng không chứa nhiều chất béo nên giảm nguy cơ béo phì, nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ.
Thịt bò giàu sắt và protein.
Các mẹ chú ý, khi chế biến thịt bò cho bé, cần phải ninh nhừ hoặc hầm xương bò nấu cháo, giúp bé không gặp trở ngại khi nhai.
Ngoài thịt bò thì thịt gà cũng là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và protein thích hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể sử dụng thịt gà để nấu cháo cho bé ăn dặm, nên cho bé ăn từ 2-3 bữa/ tuần để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.
5. Sữa chua và các sản phẩm chế biến từ sữa
Đây thực sự là thực phẩm bổ ích cho trẻ. Sữa chua, váng sữa, phô mai... sẽ cung cấp nhiều vi lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, từ đó bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp cho da trẻ không bị khô, cung cấp protein, canxi cho sự phát triển thể chất.6. Những lưu ý khi chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
- Thực phẩm phải giàu năng lượng và dinh dưỡng : sắt, kẽm, vitamin A, C...
- Phải sạch và an toàn: Thực phẩm không có chứa mầm bệnh, các chất có hại, không có xương hoặc miếng cứng dễ gây tổn thương cho trẻ.
- Chế biến thực phẩm không quá nóng, cay, mặn, phù hợp khẩu vị và dễ ăn
- Tránh cho bé dùng bữa phụ quá nhiều đường hay có giá trị dinh dưỡng thấp như: nước có ga, kẹo, bánh, kem... sẽ làm cho bé rối loạn chuyển hóa sau này.
Trên đây là những gợi ý về những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho bữa ăn dặm của bé. Các mẹ nên tạo thực đơn khoa học cho bữa ăn dặm của trẻ để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện.