Gợi ý những bài tập thể dục cho người bị bệnh tim

Khi một người bị bệnh tim hoặc đã từng phẫu thuật tim mạch, tập thể dục là một yếu tố quan trọng để giúp duy trì tình trạng sức khỏe tốt của người đó. Dưới đây là những bài tập thể dục cho người bị bệnh tim, theo khuyến cáo của chuyên trang sức khỏe Webmd.

Gợi ý những bài tập thể dục cho người bị bệnh tim Gợi ý những bài tập thể dục cho người bị bệnh tim

Khi một người bị bệnh tim hoặc đã từng phẫu thuật tim mạch, tập thể dục là một yếu tố quan trọng để giúp duy trì tình trạng sức khỏe tốt của người đó. Dưới đây là những bài tập thể dục cho người bị bệnh tim, theo khuyến cáo của chuyên trang sức khỏe Webmd.

Những bài tập thể dục cho người bị bệnh tim

Những người bị bệnh tim thường sợ tập thể dục có thể khiến họ lên cơn đau tim, nhưng nếu chọn bài tập đúng thì rất an toàn, đạt hiệu quả.

1. Đi bộ

Trong một nghiên cứu lớn, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã phát hiện ra rằng đi bộ nửa giờ mỗi ngày giúp giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một nghiên cứu về lợi ích của việc đi bộ đối với người mắc bệnh tiểu đường, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, cho thấy chỉ cần hai giờ đi bộ mỗi tuần có thể giảm 34% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

2. Chạy bộ mang lại hiệu quả hơn

Trong nghiên cứu của Đại học Harvard, những người chạy ít nhất một giờ mỗi tuần đã giảm 42% nguy cơ mắc bệnh tim. Tập thể dục nhịp điệu cường độ cao, chẳng hạn như chạy bộ, có liên quan đến sự cải thiện một loạt các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm thể lực, tăng HDL (cholesterol tốt), giảm huyết áp và giảm viêm.

vicare.vn-goi-y-nhung-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-bi-benh-tim-body-1

3. YOGA - bài tập thể dục cho người bị bệnh tim nên được ưu tiên

Giúp giảm các nguy có bệnh bằng cách giải quyết lượng cholesterol thừa, áp lực máu

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã theo dõi những người mắc bệnh tim. Vào cuối một năm, những người thực hiện lối sống dựa trên yoga, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát căng thẳng, đã giảm tổng lượng cholesterol xuống 23% và giảm cholesterol LDL 26% và cải thiện bệnh tim của họ tổng thể giữa 43 và 70 phần trăm.

4. Tập thể hình khoảng 30 phút mỗi tuần.

Tập thể hình có thể giúp giảm huyết áp cao, cải thiện mức cholesterol và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bằng cách tăng mô cơ nạc và giảm mô mỡ trong cơ thể, nó cũng có thể giúp tăng cường trao đổi chất để giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.

5. Đạp xe

Đạp xe ngoài trời hay trong phòng tập cũng đều tốt cho tim, phổi mà không tạo áp lực lên lưng, hông, đầu gối, mắt cá. Nên tránh đạp xe trong thời tiết khắc nghiệt khiến tuần hoàn máu và thở khó khăn hơn.

6. Bơi

Bơi là hoạt động thể thao nhẹ nhàng nhưng cải thiện tốt cho tim, phổi. Ngay cả khi không bơi, bạn cũng có thể tìm những hoạt động khác dưới hồ như đi trong nước, tập aerobic... Nước tạo áp lực lên cơ thể tốt cho khớp.

7. Các môn thể thao khác

Nếu bạn có đam mê hoặc đang chơi một môn thể thao nào đó, ví dụ : bóng bàn, quần vợt, đấu kiếm, ... nên hỏi ý kiến bác sĩ để ra quyết định có tiếp tục chơi hay không. Thông thường nếu những môn này không quá mất sức, bạn vẫn có thể tiếp tục chơi các môn thể thao yêu thích này.

Người bị bệnh tim nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục

Trước khi thực hiện các bài tập thể dục cho người bị bệnh tim, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những bài tập thể dục nào là phù hợp với cách sống và sức khỏe của bạn, họ sẽ đưa ra nhiều sự gợi ý. Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và việc luyện tập, vì vậy bạn nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng.

vicare.vn-goi-y-nhung-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-bi-benh-tim-body-2

Những điều cần lưu ý trước khi tập thể dục dành cho người bị bệnh tim

  • Kiểm soát bản thân: không tập quá nặng, liên tục, nên có thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập.
  • Không tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá khắc nghiệt, ví dụ quá lạnh, quá nóng hay trời mưa. Độ ẩm cao có thể khiến bạn mệt mỏi nhanh hơn, nhiệt độ cao làm cản trở lưu thông máu, khiến bạn bị khó thở và gây đau ngực. Trong những ngày như vậy tốt nhất nên tập thể dục trong nhà.
  • Giữ cơ thể đủ nước: uống nước đều đặn trong lúc tập thể dục, ngay cả khi chưa cảm thấy khát, đặc biệt là trong những ngày nóng.
  • Không được tắm ngay sau khi tập, kể cả nước lạnh hay nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột khác thân nhiệt sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
  • Tập lại từ từ sau giai đoạn nghỉ: nếu việc tập thể dục thường xuyên bị gián đoạn trong vài ngày (vì bị ốm, đi nghỉ hoặc thời tiết xấu), hãy trở lại tập luyện ngay khi có thể nhưng với tốc độ chậm hơn để cơ thể thích nghi, sau đó tăng dần đến mức luyện tập bình thường trước đó.
  • Khởi động làm ấm cơ thể và các khớp khoảng 5-10 phút trước khi bắt đầu

Những bệnh nhân tim mạch cần cân nhắc việc tập thể dục hoặc không

  • Không nên tập thể dục nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc bị sốt. Những người có vấn đề về tim mạch nên đợi cho đến khi tất cả các triệu chứng bệnh qua đi trước khi trở lại tập luyện, trừ khi bác sĩ đưa ra những hướng dẫn khác.
  • Ngừng các bài tập nếu nhịp tim nhanh, không đều hoặc tim đập nhanh. Kiểm tra mạch sau khi nghỉ ngơi 15 phút, nếu mạch vẫn hơn 100 nhịp/phút, hãy gọi bác sĩ ngay.
  • Quá mệt mỏi hoặc khó thở cũng là một tín hiệu để dừng việc luyện tập. Khi tập thể dục mà bị đau thì cũng nên dừng lại, có thể khớp của bạn đang bị tổn thương khớp.

Trong các tình huống sau cũng nên chú ý, dừng tập luyện và đi khám bác sĩ nếu cần:

  • Cảm thấy không khỏe
  • Chóng mặt
  • Tăng cân hoặc phù nề không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy áp lực hoặc đau ở ngực, cổ, cánh tay, quai hàm hoặc vai.

Xem thêm:

  • Tập thể dục có thể gây cơn đau tim
  • 3 bài tập thể dục tốt cho người suy giãn tĩnh mạch