Giật mình với cách chữa á sừng bằng nước tiểu và sự thật là gì?
Bệnh á sừng là sự khó chịu dai dẳng của không ít người, làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người bệnh tìm kiếm những “mẹo dân gian” là dùng... nước tiểu. Vậy thật hư việc chữa á sừng bằng nước tiểu là như thế nào?
Giật mình với cách chữa á sừng bằng nước tiểu và sự thật là gì?
Bệnh á sừng là sự khó chịu dai dẳng của không ít người, làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Bôi thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh nhưng bệnh sẽ lại tái phát. Trong khi đó, thuốc bôi có nguồn gốc corticoid lại đem đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Điều này khiến người bệnh tìm kiếm những “mẹo dân gian” là dùng... nước tiểu. Vậy thật hư việc chữa á sừng bằng nước tiểu là như thế nào?
1. Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là bệnh lý có các triệu chứng như khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và diễn biến dai dẳng, hay tái phát từng đợt.
Nhiều giả thiết cho rằng bệnh á sừng cũng thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa. Đây là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và cơ địa da bị dị ứng khi tiếp xúc. Cụ thể là khí hậu lạnh, khô, các chất tẩy rửa hàng ngày như xà phòng, nước xả vải, bột giặt, dầu gội đầu, nước rửa bát, kem hóa dược bôi da...
2. Cách chữa bệnh á sừng như thế nào?
Các phương pháp điều trị á sừng hiện nay chỉ giúp cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh bớt khó chịu chứ hoàn toàn không trị dứt bệnh. Bệnh sẽ tái phát thành từng đợt, nhất là khi có các yếu tố thuận lợi nêu trên.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu thường kê toa cho bệnh nhân các thuốc bôi tiêu sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bôi thêm sau giờ làm việc các loại kem dưỡng da, giúp tăng độ ẩm cho da, làm mềm mịn da song song với việc hạn chế tiếp xúc các chất hóa học. Đồng thời, tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh vì khi càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó càng mạnh mẽ hơn.
Về thuốc corticoid dùng bôi ngoài da, thuốc có ưu điểm làm thương tổn nhanh được cải thiện, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, dễ chấp nhận. Bởi vì thuốc có cơ chế là kháng viêm, giảm đỏ và giảm bong vảy da nhanh nên thường chỉ định trong các đợt tấn công. Nhưng sự cải thiện này duy trì không bền; mặt khác, sau khi ngừng thuốc, bệnh sẽ sớm bùng phát trở lại. Khi đó, sử dụng lại corticoid tại chỗ sẽ không thấy có hiệu quả như ban đầu nên đòi hỏi người bệnh phải bổ sung thêm đường dùng toàn thân, lâu ngày dẫn đến lệ thuộc corticoid. Ngoài ra, nhiều trường hợp dùng corticoid tại chỗ kéo dài thấy da mỏng dần, mọc lông và xuất hiện thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm,... Nếu nhiễm trùng da lan rộng dễ gây viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng.
3. Thực hư việc chữa á sừng bằng nước tiểu
Chính corticoid là thuốc bôi chủ lực điều trị á sừng rất hiệu quả nhưng lại có những tác dụng phụ vô cùng đáng sợ, nhiều người bị á sừng lâu năm đành phải tìm đến các phương pháp dân gian với niềm tin cũng sẽ chữa lành bệnh và nhất là sẽ an toàn hơn.
Trong đó, có một “mẹo” mà vô số những người cao tuổi vẫn còn sử dụng trị bệnh cho tới tận ngày nay là dùng... nước tiểu. Tuy vậy, các bạn trẻ khá ngại ngần vì vừa nghi ngờ về tính hiệu quả của phương pháp này, vừa nghe thấy... mất vệ sinh. Song, hãy đọc những phân tích sau đây để hiểu được vai trò của “thần dược” này đối với căn bệnh mà y học hiện đại cũng phải “bó tay”.
Từ rất lâu đời, nước tiểu đã được xem là một vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh nhờ vào khả năng kháng khuẩn của nó. Thời đại trước khi xuất hiện thuốc kháng sinh, nước tiểu đã được ví như một loại “kháng sinh tự nhiên” và được dùng để trị các bệnh viêm loét, nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm, ghi nhận kết quả rất tốt.
Theo Đông y cổ đại, nước tiểu là một vị thuốc có tính hàn, vị hơi mặn. Các thầy thuốc xưa đã dùng nước tiểu để chữa bệnh đau đầu, giải cảm, trị ho, xoa cơ xương khớp khi bị chấn thương cho người bệnh. Song song đó, nước tiểu cũng được dùng trị bệnh viêm nhiễm ngoài da như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa. Loại nước tiểu được chọn là nước tiểu của bé trai dưới 12 tuổi và khỏe mạnh, còn gọi là “đồng tiện”. Nước tiểu của trẻ em cho thấy có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn.
Theo đó, dùng nước tiểu để chữa bệnh á sừng là nhờ vào công dụng làm sạch da, tẩy tế bào da chết và chống nhiễm khuẩn. Vừa dùng nước tiểu chữa bệnh, vừa kết hợp với các biện pháp dưỡng ẩm cho da, kết quả điều trị sẽ đạt tốt nhất.
Cách sử dụng nước tiểu để chữa bệnh á sừng cũng rất đơn giản và sẵn có. Tiện lợi nhất là cách bôi nước tiểu lên bàn tay, bàn chân bị bệnh á sừng. Sau đó, để cho khô trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi mới ngâm rửa lại với nước sạch. Nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng và tối, liên tục trong 3 ngày, người bệnh sẽ tự cảm nhận thấy bệnh tình khả quan rõ rệt.
Cách xông hơi với nước tiểu và lá ngải cứu cũng thường được nhiều người áp dụng. Đầu tiên là nung đỏ một viên gạch trong bếp lò. Kế tiếp là lấy viên gạch ra và xếp lá ngải cứu đã rửa sạch lên trên. Người bệnh vừa tưới nước tiểu lên lá ngải cứu, vừa để chân hoặc tay bị á sừng vào xông ở bên trên. Cách xông khô này thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sau đó có thể bôi thêm thuốc trị bệnh chứ không nên rửa lại với nước. Sau nhiều ngày, phương pháp này cũng sẽ cho hiệu quả đáng kể.
Ngoài hai cách phổ biến nêu trên thì một số nơi còn chỉ bày cách uống nước tiểu để trị bệnh á sừng. Tuy nhiên, cách làm này thật sự khá khó khăn đối với chúng ta nên ít có người thực hiện, chưa rõ hiệu quả thế nào.
Dù sử dụng nước tiểu chữa á sừng bằng phương pháp nào thì đây vẫn là cách chữa bệnh dân gian. Mỗi bệnh nhân sẽ đạt hiệu quả khác nhau, tùy thuộc vào từng cơ địa của từng người và khả năng kiên trì áp dụng. Đồng thời, phương pháp này nếu được kết hợp với các biện pháp dưỡng ẩm, chú ý đến chế độ ăn uống, tránh tiếp xúc thì sẽ nhanh có kết quả tốt.
Tóm lại, bệnh á sừng là căn bệnh khá phổ biến, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như tâm lý người bệnh. Vì vậy, nên được tích cực phòng tránh và điều trị, kết hợp với các biện pháp dân gian như sử dụng nước tiểu vừa mang lại hiệu quả, vừa tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?
- Người bị bệnh á sừng kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
- Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được hay không?