Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
Trong suốt quá trình thai kỳ, các mẹ bầu phải chịu rất nhiều thay đổi từ chính cơ thể của mình do cơ thể sản sinh ra nhiều hormone và hệ miễn dịch kém hơn người bình thường. Và sự lo lắng để có một thai kỳ khỏe mạnh, càng khiến cho bà bầu vướn phải nhiều trở ngại về mặt tâm lý. Đặc biệt là đứng trước tình trạng, thai nhi bị giãn não thất càng khiến thai phụ lo lắng hơn.
Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
Vậy giãn não thất ở thai nhi là gì và nếu như không nhanh chóng phát hiện, điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm như thế nào?
Giãn não thất ở thai nhi
Não thai nhi trong quá trình thai kỳ vẫn chưa thể hình thành hoàn thiện, nó đơn giản chỉ là cấu tạo từ một cấu trúc thần kinh dạng ống. Khi thai ngày càng lớn, ống thần kinh sẽ tạo ra hai phần đó là tủy sống và các khoang. Trong đó các khoang chính là não thất.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng giãn não thất ở thai nhi là hiện tượng bệnh thường gặp ở thai nhi ở 3 tháng giữa của chu trình thai kỳ. Và mẹ có thể biết được tình trạng của thai như thế nào qua các chỉ định siêu âm.
Khi ở 3 tháng giữa có quá trình mang thai, nếu hiện tượng giãn não thất ở thai nhi phát hiện với kích thước 10mm thì các mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm”. Vì triệu chứng này không quá nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ, nó sẽ không ảnh hưởng và không làm tổn thương các thành phần bên trong não.
Còn nếu không phát hiện và điều trị sớm, khi sinh ra trẻ sẽ bị rối loạn chức năng vùng lều và liệt các chi rất nguy hiểm. Có trường hợp nặng bác sĩ khuyến cáo nên chấm dứt thai kỳ. Và khi phát hiện, nhưng lại không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này, để cho bệnh giãn não thất ở thai nhi tiếp tục có cơ hội phát triển thì sẽ là một điều đáng lo. Vì não sẽ bị tổn thương, thậm chí có nhiều khả năng não không thể hồi phục bình thường được nữa.
Giãn não thất ở thai nhi nguy hiểm như thế nào?
Theo con số thống kê được hằng năm thì có khoảng từ 0,3 -2,5 trẻ được sinh ra bị não úng thủy, đây là một dị tật thần kinh rất nguy hiểm cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ sau này.
Khi phát hiện bệnh giãn não thất ở thai nhi, có hai trường hợp mà bác sĩ có thể căn cứ vào mức độ của nó để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp giãn não thất nhẹ (đường kính 10mm), có thể gây rối loạn các nhiễm sắc thể, khả năng phát hiện dị tật thấp, thai nhi sinh ra tử vong hoặc chưa sinh đã tử vong chiếm gần 4,0 %; một số trẻ bị dị tật sau khi sinh chiếm hơn 10%...
Trường hợp giãn não thất ở thai nhi nặng (đường kính hơn 10mm) thì thai nhi sẽ có khả năng rất cao bị não úng thủy, trường hợp xấu phải bỏ thai để đảm bảo sức khỏe của người mẹ. Nếu cứ cố chấp giữ con, thì trẻ sinh ra sẽ là một đứa trẻ rất tội nghiệp khi tứ chi có thể bị liệt, rối loạn nhiễm sắc thể...
Chẩn đoán và điều trị
Khi phát hiện giãn não thất ở thai nhi trong quá trình mang thai, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của não thất được chẩn đoán mà các bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiến hành các xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm virus gây não úng thủy...
Đặc biệt mẹ bầu nên kiểm soát chặt chẽ hiện tượng giãn não thất trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu khi đi siêu âm cho ra kết quả là não thất có kích thước dưới 10mm, thì chắc chắn sẽ không có gì đáng lo ngại. Bởi có thể đây chỉ là sự thay đổi bình thường, và sẽ khắc phục nhanh chóng. Mẹ chỉ cần đi đến bệnh viện để thăm khám thường xuyên và theo dõi, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên có những trường hợp thai nhi có hiện tượng giãn não thất tiếp tục phát triển,khi đó nguy cơ não bị tồn thương và không thể phục hồi là rất lớn.
Vì vậy, quá trình theo dõi và chăm sóc thai kỳ là vô cùng quan trọng. Nếu khi kết quả xét nghiệm cho thấy không có những điểm bất thường, các bác sĩ sẽ theo dõi mẹ bầu trong một vài ngày để có kết luận chính xác nhất hoặc mẹ bầu có thể được theo dõi tại nhà cho đến khi sinh. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với não úng thủy, thì thai phụ phải ngay lập tức phải nhập viện để được theo dõi, nếu trường hợp nặng phải chấp nhận bỏ thai, đảm bảo cho những lần mang thai sau.