Giải thích tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn

Muối là một loại gia vị và đồng thời muối (natri) cũng là một chất thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về huyết áp. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn một cách đầy đủ nhất.

Giải thích tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn Giải thích tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn

Muối là một loại gia vị và đồng thời muối (natri) cũng là một chất thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về huyết áp. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn một cách đầy đủ nhất.

Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm từ bệnh

Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là một tình trạng xảy ra khi huyết áp (lực máu đẩy vào mạch) luôn cao hơn so với mức bình thường.

Cao huyết áp có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường thông qua việc khiến tim mạch và mạch máu làm việc với áp lực cao hơn, dẫn đến hiệu quả kém dần theo thời gian. Tình trạng này càng kéo dài, lực ma sát trong thành mạch sẽ khiến mô tế bào bên trong động mạch bị hỏng. Trong khi đó, hàm lượng cholesterol xấu ở dạng mảng bám sẽ dần hình thành trong động mạch và gây ra xơ vữa động mạch.

Khi các mảng bám này càng lớn, tổn thương sẽ càng tăng và diện tích trong mạch càng hẹp đi. Cuối cùng, bạn sẽ gặp phải các tình trạng nghiêm trọng như nhịp tim rối loạn, đau tim, thậm chí là tai biến và đột quỵ.

vicare.vn-giai-thich-tai-sao-huyet-ap-cao-khong-nen-an-man-body-1

Tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn?

Natri vốn là một yếu tố cần thiết trong cơ thể bởi nó có chức năng giữ nước, điều này cũng mang đến cho Natri một vai trò khác: kiểm soát hàm lượng máu và huyết áp của cơ thể.

Khi bạn ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng khả năng trữ nước và vì thế gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tuy nhiên, từ trước đến nay có rất ít nhà khoa học hiểu biết chính xác cơ chế của ảnh hưởng này ở cấp độ phân tử.

Gần đây, tiến sỹ Sadashiva Karnik cùng đồng nghiệp tại bệnh viện Cleveland và Đại học Nam California đã phát hiện ra lời giải đáp tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn.

Theo đó, nhóm nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu dựa trên hormone Angiotensin, một loại hormone có chức năng điều chỉnh huyết áp cơ thể khi nó liên kết với phân tử AT1R và kích hoạt phân tử này. Tuy nhiên, AT1R không chỉ liên kết với Angiotensin mà còn có thể liên kết với Natri. Điều này có nghĩa là Natri tăng sẽ làm lượng AT1R được hoạt hóa tăng, từ đó gây ra cao huyết áp.

Muối và các mối họa khôn lường khác

Đối với mạch máu

Khi nồng độ natri tăng cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của lớp lót bên trong mạch máu – gọi là nội mạc. Kết quả này được nêu trong báo của của Tiến sỹ Farquhar và cộng sự của mình.

Đồng thời, Bruce Albert – tác giả của cuốn Sinh học phân tử của tế bào – cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của vùng nội mạc này: hầu như mọi mô đều phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu và việc cung cấp máu sẽ phụ thuộc vào nội mạc.

Trong điều kiện bình thường, nội mạc có tính đàn hồi rất tốt và nhờ có nó mà tim có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu như nội mạc bị tổn thương và trở nên suy yếu, hoạt động của tim cũng kém đi, gọi là chứng suy tim.

Một chức năng khác của nội mạc phải kể đến, đó là vai trò giải phóng các yếu tố làm giảm độ dính của tiểu cầu và đảm bảo tế bào hồng cầu có thể di chuyển dễ dàng. Khi nội mạc phát sinh bất thường, nó sẽ trở thành nơi hình thành ổ viêm và tích tụ cholesterol, gây bệnh tim mạch.

Đối với tim mạch

Tình trạng huyết áp cao làm tăng nguy cơ gây phì đại thất trái. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng natri tăng quá cao sẽ khiến độ dày thành tâm thất trái tăng lên, dẫn đến phì đại. Điều này cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh đau tim, tim ngừng hoạt động đột ngột, chứng suy tim...

Đối với thận

Sức khỏe của thận thường được đánh giá qua hoạt động của thận với xét nghiệm mang tên lọc cầu thận. Khi đó, tiểu cầu sẽ đóng vai trò là sàng nhỏ để thận lọc các chất thải từ máu. Tốc độ lọc càng cao, cơ thể sẽ càng nhanh chóng giải phóng toàn bộ chất thải.

Khi hàm lượng muối tăng cao, huyết áp tăng theo sẽ giảm khả năng lọc của cầu thận. Đây là dấu hiệu của việc thận gặp bất thường và có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính nếu không điều trị kịp thời.

Ngoài ra, lượng natri cao cũng gây các vấn đề tiêu cực đến việc bài tiết protein qua thận, gây suy thận hoặc các bệnh về tim.

vicare.vn-giai-thich-tai-sao-huyet-ap-cao-khong-nen-an-man-body-2

Đối với não bộ

Theo một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, lượng muối cao sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ. Điều này được giải thích là muối có thể kích thích hệ thống thần kinh sản sinh ra các phản ứng quá mức khi gặp tình huống căng thẳng và điều này sản sinh ra nhiều hormone căng thẳng.

Có thể thấy, muối là một loại gia vị quan trọng không thể thiếu trong các bữa ăn. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn, có lẽ bạn sẽ phải có sự điều chỉnh nhất định về hàm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày. Hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hài hòa nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là người thân bị cao huyết áp.

Xem thêm:

  • 10 cách đơn giản để kiểm soát chứng huyết áp cao
  • Cao huyết áp phải kiêng ăn gì?
  • Nên uống thuốc cao huyết áp lúc nào?