Giải quyết mụn nhọt nhờ chế độ ăn uống lành mạnh
Nguyên nhân khiến da nổi mụn nhọt Ở tuổi dậy thì, các nang chân lông trên da dễ bị tắc do lượng dầu từ những tuyến bã nhờn, đồng thời vi khuẩn tích tụ, bụi bẩn gia tăng gây ra những nốt mụn bọc nhỏ hoặc sưng lớn trên mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Theo nghiên cứu, các bé gái thường bị mụn nhiều hơn bé trai. Trong thời gian mang thai cũng như sau khi sinh con, phụ nữ ...
Giải quyết mụn nhọt nhờ chế độ ăn uống lành mạnh
Nguyên nhân khiến da nổi mụn nhọt
Ở tuổi dậy thì, các nang chân lông trên da dễ bị tắc do lượng dầu từ những tuyến bã nhờn, đồng thời vi khuẩn tích tụ, bụi bẩn gia tăng gây ra những nốt mụn bọc nhỏ hoặc sưng lớn trên mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Theo nghiên cứu, các bé gái thường bị mụn nhiều hơn bé trai. Trong thời gian mang thai cũng như sau khi sinh con, phụ nữ cũng dễ gặp phải vấn đề này. Mụn có thể giảm bớt khi 16 tuổi nhưng cũng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Có một số hormone gây ra mụn nhọt, trứng cá như nội tiết tố androgen, testosterone, dihydrotestosterone (DHT) dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA-S), hoặc lượng insulin tăng hay hormone tăng trưởng (HGH). Và còn rất nhiều nguyên nhân phổ biến khác gây ra mụn mà bạn cũng cần biết. Một số nguyên nhân phổ biến 1. Táo bón mãn tính 2. Mất cân bằng nội tiết tố Estrogen, Progesterone, Adrenalin, Testosterone, tuyến giáp hoạt động có vấn đề. 3. Thiếu nước, mất nước 4. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên, đồ ăn cay, đồ ăn đường phố hoặc thức ăn nhanh. 5. Suy dinh dưỡng hoặc thiếu vi chất 6. Thiếu thực phẩm giàu chất xơ (như ngũ cốc, lúa mì, bánh mì...) 7. Ăn không đủ hoa quả, rau xanh 8. Sử dụng sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm không phù hợp. 9. Uống rượu và nghiện hút thuốc. 10. Thiếu vitamin C, vitamin A và vitamin E. 11. Trong quá trình mang thai do một số thay đổi sinh học/vật lý. 12. Kinh nguyệt không đều. 13. Căng thẳng, áp lực công việc, ăn không đúng bữa, ô nhiễm. Giải pháp bằng ăn uống tại nhà 1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ 2. Các loại trái cây như ổi, cam, lê, dưa chuột... 3. Ăn nhiều rau, mọi loại rau như mướp đắng, củ dền, cà rốt, rau bina... 4. Cũng nên bổ sung thêm sữa. Nhưng hãy lựa chọn cẩn thận nếu bạn bị dị ứng. 5. Uống nước đầy đủ, không căng thẳng, sống giản dị. 6. Sáng sớm tập thể dục nhẹ nhàng. 7. Tránh bị táo bón. 8. Không ăn đồ ăn vặt, thực phẩm không hợp vệ sinh, không ăn nhiều đồ cay. 9. Tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế độ ăn uống cân bằng, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng. 10. Không ăn quá nhiều mỗi bữa, nên chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần trong ngày. 11. Uống nước 5 phút sau mỗi bữa ăn. 12. Mụn có thể được cải thiện bằng việc uống thuốc tránh thai nhưng cần dưới sự giám sát của bác sĩ. 13. Quan trọng nhất là chế độ ăn uống ít tinh bột cũng được coi là phương pháp cải thiện mụn trứng cá và mụn nhọt. Đề phòng Chú ý không nặn hoặc bóp mụn vì sẽ để lại sẹo thâm trên mặt. Nên nhớ rằng phòng bệnh hơn điều trị bệnh! Dr. Swapan Banerjee (*) (Nguồn: www.practo.com)