Giải pháp trị mụn tại nhà hiệu quả
Mụn khiến bạn tự ti mỗi khi xuất hiện trước đám đông, mụn khiến bạn trở nên áp lực, stress. Bạn đã biết các giải pháp trị mụn tại nhà hiệu quả chưa?
Giải pháp trị mụn tại nhà hiệu quả
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, chưa lấy chồng, bị mụn đã hơn 5 năm nay. Tôi đã từng đi điều trị rất nhiều nhưng không có hiệu quả? Tại sao tôi lại có nhiều mụn như vậy? Có biện pháp điều trị nào tại nhà không?
Bác sĩ: Chào bạn, đầu tiên bạn không nên lo lắng quá, liệu pháp điều trị tại nhà sẽ giúp ích. Bạn có thể tìm được câu trả lời chi tiết dưới đây:
Mụn/nhọt
- Mụn nhọt phổ biến ở người từ 13 đến 30 tuổi
- Nhưng có thể bị thường xuyên hoặc thỉnh thoảng trong độ tuổi này
- Nam giới thường bị nhiều hơn phụ nữ do hoạt động của androgen
- Nữ giới thường có một vài nốt trước kỳ kinh do tăng nồng độ hooc-môn gọi Progesterone
Mụn, nhọt chứa gì?
Da có tuyến bã nhờn ở lỗ chân lông. Tuyến này tiết một chất dầu gọi là nhờn, sẽ bao phủ bề mặt trong da và xung quanh lỗ chân lông. Trong khi dậy thì, hooc-môn giới tính nam thường có ở cả nam và nữ và tăng lên sau đó kích hoạt tuyến bã nhờn để làm mở rộng kích thước, điều này dẫn tới tăng sự tiết của chất nhờn. Sau đó, các tế bào tăng nhanh hơn và dính vào nhau, gây mở lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn nhân. Sắc tố melanin trong nhân trắng tiếp xúc với không khí, hình thành đầu đen. Vi khuẩn tăng dần lên và hình thành mụn. Khi lỗ chân lông tắc nghẽn, nhân ở trong sẽ vỡ ra. Chất nhờn, vi khuẩn và tế bào chết sẽ thoát vào trong mô dẫn tới hình thành nhiều dạng mụn khác nhau như mụn nhọt, mụn áp xe, mụn cơm, mụn nhân.
Lý do vì sao bị mụn?
Mụn thường có ở người có di truyền nhiều hơn.
- Sử dụng mỹ phẩm như kem dưỡng, dầu làm ẩm, dầu bảo vệ da có thể gây mụn
- Bôi nhiều dầu hoặc gel lên da đầu dẫn tới mụn nhọt ở lưng và trán
- Người làm việc trong hóa chất hoặc công nghiệp dầu, hoặc tiếp xúc với khí hydrocacbon, nhiều dầu, khai thác dầu, làm than... có thể gây mụn
- Người làm việc nơi có khí hậu nóng và ẩm
- Thuốc như thuốc tránh thai, steroids, lithium, isoniazid, phenytoin, iodies... có thể gây mụn.
- Nặn hoặc bóp mụn có thể gây nhiễm trùng và tạo thâm
- Áp lực, stress gây mụn
- Cuối cùng, nếu mụn tồn tại dai dẳng mặc dù đã điều trị y khoa hoặc bệnh nhân bị rụng tóc, rối loạn nội tiết tốt sẽ phải theo dõi và làm các test khác.
Những gì nên và không nên làm?
1. Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt nhẹ hoặc nước lạnh ít nhất 3-4 lần một ngày.
2. Ăn uống nhiều hoa quả như cam, nho, chanh và đồ ăn chứa nhiều vitamin C và kẽm.
3. Uống đủ nước.
4. Không nặn hoặc bóp mụn vì sẽ gây nhiễm trùng, tạo sẹo và thâm.
5. Tránh sử dụng quá nhiều mỹ phẩm có chứa dầu, hoặc sữa, gel làm sạch.
6. Không dùng nhiều dầu cho tóc nếu bạn bị mụn ở trán.
7. Tránh bị áp lực, stress trong cuộc sống.
8. Kiên nhẫn và uống thuốc theo chỉ dẫn
Điều trị
Liệu pháp tự điều trị tại nhà vì có thể tránh được tác dụng phụ và cũng chống lại sự lão hóa.
Nguồn www.practo.com