Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
EURO 2016 đã chính thức bắt đầu. Lịch thi đấu khá dày của giải vô địch Châu Âu với sự tham gia của 24 đội, bên cạnh đó là giải Copa America đang diễn ra vào mỗi rạng sáng. Rõ ràng người hâm mộ bóng đá Việt Nam lại một lần nữa trải qua những ngày tháng “lăn cùng trái bóng”. Tuy nhiên thỉnh thoảng thức khuya 1 hoặc 2 đêm thì không có gì đáng ngại cho sức khỏe, nhưng thức khuy...
Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
EURO 2016 đã chính thức bắt đầu. Lịch thi đấu khá dày của giải vô địch Châu Âu với sự tham gia của 24 đội, bên cạnh đó là giải Copa America đang diễn ra vào mỗi rạng sáng. Rõ ràng người hâm mộ bóng đá Việt Nam lại một lần nữa trải qua những ngày tháng “lăn cùng trái bóng”.
Tuy nhiên thỉnh thoảng thức khuya 1 hoặc 2 đêm thì không có gì đáng ngại cho sức khỏe, nhưng thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến hậu quả khó lường mà không phải ai cũng có thể nhận ra. Vậy thức khuya gây hại gì đến sức khỏe? Và làm sao để có thể vừa thức khuya thưởng thức bóng đá vừa có thể khỏe mạnh qua những ngày này? Hãy cùng HoiBenh ghi nhớ những điều sau đây.
Tác hại của việc thức khuya
1. Nguy cơ mắc các bệnh về gan, mật
Sao một ngày dài hoạt động, buổi tối là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và các cơ quan trong cơ thể có thể bài độc tái tạo lại năng lương đặc biệt là gan, mật và phổi. Khoảng thời gian từ 21 giờ đến 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch - bạch cầu lymph đào thải chất độc, lúc này cần lên giường nằm với trạng thái yên tĩnh và thư giãn. Từ 23 giờ đến 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan; khoảng thời gian từ 1 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian bài độc của mật; còn thời gian từ 3 giờ đến 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Và tất cả các hoạt động đào thải này phải được diễn ra trong trạng thái cơ thể đã được nghỉ ngời hoàn toàn và có giấc ngủ say. Vì vậy, nếu trong thời gian này không có được giấc ngủ thì các cơ quan đào tải độc tố như gan, mật và phổi sẽ không thực hiện được nhiệm vụ bài trừ độc tố; hoặc thực hiện một cách hạn chế. Nếu như tình trạng này kéo dài, sẽ gây hại rất lớn cho cơ thể.
2. Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, ung thư
Thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng “ăn đêm", dẫn đến nguy cơ đau dạ dày. Nếu lập đi lập lại tình trạng này, sẽ dễ gây ung thư dạ dày. Vì do đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi, việc tái sinh các tế bào niêm mạc trong dạ dày bị ảnh hưởng và sẽ dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Đặc biệt đối với nam giới, thường uống bia cùng các chiến hữu khi thức xem đá bóng và khi mệt mỏi đói bụng thì hay dùng nước tăng lực hoặc mì gói, đồ đóng hộp. Chất cồn trong rượu bia, chất bảo quản có trong mì gói, đồ đóng hộp hoặc đường HFCS - High fructose corn syrup có trong nước tăng lực... các hóa chất độc này kèm theo thức khuya để theo dõi các trận đấu tác động kép và dồn dập và tích tụ trong suốt 1 tháng Euro sẽ khiến hoạt động của dạ dày và gan bị rối loạn, trở nên quá tải; và có nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
3. Suy nhược thần kinh, mất ngủ
Đêm đến thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, nếu thức khuya giao cảm thần kinh hoạt động sôi nổi khi hóa mình vào các trận đấu; dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, không thể tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu vào ban ngày. Lâu ngày sẽ mắc bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ trầm trọng.
4. Nguy cơ béo phì
cơ thể con người có hai loại thần kinh giao cảm và thần kinh giao cảm phụ. Ban ngày cơ thể hoạt động sôi nổi, thần kinh giao cảm sẽ giúp cho dạ dày co bóp mạnh, trợ tiêu hóa và hấp thu. Đêm đến, thần kinh giao cảm phụ hoạt động trong lúc cơ thể được nghỉ ngơi cũng tích lũy những dinh dưỡng đã hấp thu trong cơ thể. Nếu như ăn vào ban đêm, khiến sáng hôm sau ăn không ngon miệng gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến béo phì.
5. Ảnh hưởng đến làn da
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm, bị sạm và không mịn màng.
6. Sự hồi phục sức khỏe kém, sức đề kháng giảm sút
Việc nghỉ ngơi không có quy luật khiến cho sức khỏe sa sút, việc phục hồi sức khỏe kém hơn người bình thường. Khi ngủ không đủ giấc, tính tình sẽ nóng nảy hơn do căng thẳng từ hệ thần kinh mang lại; kéo theo sức đề kháng của cơ thể giảm sút gây nên các bệnh: cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng.
Ngoài ra thức khuya còn gây khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực. Qúa trình ăn uống thất thường dễ gây tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp...
Gỉai pháp cho việc thức khuya an toàn
1. Thoải mái “ngáp”
Không phải ai cũng biết, hành động “ngáp” mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ tăng cường oxy cung cấp cho cơ thể, giúp các mạch máu trên da mặt hoạt động hiệu quả hơn, mà còn làm nâng cao tâm trạng, tái kích hoạt cơ thể, tăng cường sức khỏe tinh thần, duy trì cân bằng não bộ... Vì vậy, hãy “ngáp” một cách thường xuyên khi thức khuya; không nên ngăn cản hay “kìm nén” khi cơ thể muốn “ngáp”.
2. Xem bóng có “chiến lược”
Chỉ xem những trận bóng mà theo nhận định của bạn là hay và “đáng xem”. Xem bóng có “chiến lược” sẽ giúp bạn dưỡng sức để đồng hành hết mùa Euro mà vẫn ít gây tổn hại cho sức khỏe.
3. Thư giãn cho đôi mắt
Khi xem bóng, những lúc giải lao, bạn cũng nên nhắm mắt ít phút, hít thở sâu từ 6 - 12 nhịp để hỗ trợ máu lưu thông, mang đến sự tỉnh táo thư giãn cho cơ thể. Có thể di chuyển và thực hiện 1 vài động tác giúp máu lưu thông.
4. Dành thời gian ngủ bù
Giấc ngủ bù hiệu quả nhất là sau khi trận đấu kết thúc cho đến trước giờ bạn phải hoạt động vào cho công việc vào hôm sau. Nên tranh thủ ngủ trưa từ 30 phút trở lên; ngủ bù đủ giấc sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, lấy lại hiệu quả, năng suất làm việc.
5. Nên dành thời gian nghỉ ngơi khi mệt mỏi
Đa phần các quý ông khi thức xem đá bóng, vướng phải tình trạng “ráng cho hết trận này”. Thức khuya thường dễ khiến cho cơ thể rơi vào mệt mỏi do các hoạt động của cơ thể bị đảo lộn, nhất là khi chúng ta chưa thực sự làm quen với nhịp sinh học như vậy. Khi cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi, thì nên có thể ngủ một giấc ngủ ngắn. Điều này sẽ giúp phục hồi sức lực và lấy lại tinh thần rất nhanh. Việc hâm mộ một đội bóng không đồng nghĩa với việc thức khuya hằng đêm xem họ thi đấu, vì vậy hãy cân nhắc trước khi tổn hại sức khỏe của chính mình.
6. Uống nhiều nước
Nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Ngoài chức năng giữ cân bằng điện giải, nước còn giúp các cơ quan hoạt động một cách tỉnh táo và hiệu quả. Đa phần khi thức khuya thường xuyên, cơ thể sẽ bị mất nước một cách nhanh chóng; vì thế dễ làm cho sức khỏe suy giảm. Để có thể giữ được tỉnh táo, đảm bảo cho sự hoạt động của các bộ phận, các bạn cần tăng cường cung cấp nước cho cơ thể.
7. Ăn khuya đúng cách
Thông thường, chúng ta ít khi chú ý đến bữa ăn khuya, vì thế rất dễ lạm dụng các món ăn được chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, đồ hộp... Điều này không tốt cho cơ thể chút nào, nó không chỉ khiến sức khỏe giảm sút, mà về lâu dài còn dẫn đến nhiều bệnh tật như béo phì, tiểu đường, thậm chí là ung thư.
Lời khuyên cho các bạn khi phải thức khuya là ăn tối trước 8 giờ tối và vào bữa ăn khuya, từ khoảng 12 giờ đến 5 giờ sáng nên ăn các món ăn nhẹ có nhiều chất xơ, protein và ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể, tránh các món ăn nhiều đường và chất béo.
8. Hạn chế dùng cà phê
Những người thức khuya thường có thói quen sử dụng cà phê làm năng lượng cứu tinh. Trong một khoảng thời gian ngắn, nếu bạn dung nạp vào cơ thể một lượng cà phê lớn, dĩ nhiên là bạn sẽ được cung cấp rất nhiều năng lượng và giảm thiểu sự buồn ngủ. Tuy nhiên, mức năng lượng và tập trung ấy thường không kéo dài được lâu. Sau 1-2 giờ người dùng cà phê dễ rơi vào trạng thái “đơ” trong vòng 4 tiếng sau đó. Và sau khi kết thúc trận đấu 90 phút sẽ không thể ngủ được ngay lập tức.Vì vậy kể cả ban ngày hay lúc thức xem các trận đấu thay vì dùng cà phê nên thay vào đó là nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả.
9. Điều chỉnh đồng hồ sinh học
Cơ thể của mỗi người đều tuân theo một cơ chế sinh học nhất định để lập trình cho các hoạt động. Thông thường, khi thực hiện đúng giờ giấc sinh hoạt cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm. Nhưng khi đột nhiên phải thức khuya, cơ thể sẽ trở nên kém tỉnh táo, dễ mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Điều này chính là do bạn đã bị rối loạn nhịp sinh học, cơ thể chưa thích ứng với sự xáo trộn của giờ giấc. Để khắc phục điều này, nên điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách thay đổi dần giờ đi ngủ và giờ thức dậy để cơ thể có thể thích nghi từ từ. Nếu thức đêm quá nhiều, hãy tranh thủ ngủ vào ban ngày, đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi ngày để cơ thể tránh bị mệt mỏi, uể oải.