“Giải mã” bệnh viêm bàng quang từ A đến Z
Viêm bàng quang là bệnh lý có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng phổ biến vẫn là phụ nữ mãn kinh. Bệnh có dạng cấp và mãn tính, tùy vào tình trạng, mức độ bệnh của mỗi người. Viêm bàng quang cần điều trị tốt ở giai đoạn sớm. Bạn cần biết gì về bệnh viêm bàng quang? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu rõ hơn nhé!
“Giải mã” bệnh viêm bàng quang từ A đến Z
1. Viêm bàng quang là gì?
Viêm bàng quang chỉ tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, đa phần là do sự xâm nhập của vi khuẩn, bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hệ thống đường tiết niệu gồm nhiều bộ phận như thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Tất cả đều có vai trò nhất định giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài.
Thận là cơ quan đặc biệt nằm ở sau vùng bụng trên, có chức năng lọc chất thải khỏi máu và điều chỉnh nồng độ các chất dinh dưỡng được dung nạp. Niệu quản là ống truyền dẫn nước tiểu đến bàng quang để lưu trữ cho đến khi thoát ra ngoài. Niệu đạo có chức năng dẫn nước tiểu trữ ở bàng quang ra ngoài cơ thể. Vì vậy, viêm nhiễm bàng quang có thể gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh, nghiêm trọng hơn nếu triệu chứng này lan sang thận.
Điều trị chứng bệnh này cần dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân nên tránh các nguyên nhân gây bệnh để đạt hiệu quả điều trị tốt.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm bàng quang là hệ quả của các chứng dị ứng thuốc, xạ trị và tiếp xúc nhiều chất kích thích như dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín...
Ngoài ra, bàng quang bị viêm đôi khi còn là biến chứng của một số bệnh khác như u xơ tuyến tiền liệt, suy thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, những bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch như đái tháo đường, viêm gan siêu vi hay cảm cúm...
3. Triệu chứng của viêm bàng quang
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:
- Thường xuyên buồn tiểu, khi đi tiểu có cảm giác nóng rát.
- Nước tiểu dắt, lẫn máu trong nước tiểu
- Vùng chậu khó chịu, đau nhức, cảm giác áp lực vùng bụng dưới
- Đôi khi sốt nhẹ.
- Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng sẽ khó nhận biết hơn, bé thường tè dầm vào ban ngày và hay ré khóc bất thường.
4. Phân loại bệnh
Viêm bàng quang được xác định phân loại như sau:
4.1. Viêm bàng quang do vi khuẩn
Theo thống kê, phần lớn trường hợp mắc bệnh này đều xảy ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn Ecoli từ bên ngoài đi vào cơ thể qua đường niệu đạo. Nhóm vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi, phát triển và hình thành bệnh.
Vì vùng kín là nơi chứa nhiều vi khuẩn nên bàng quang bị viêm do vi khuẩn thường gặp ở phụ nữ sau khi quan hệ. Tuy nhiên, những người không có quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không vệ sinh chu đáo.
4.2. Viêm bàng quang không nhiễm trùng
Mặc dù nguyên nhân chính gây viêm bàng quang là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhưng ngoài ra cũng có một số yếu tố không liên quan đến nhiễm trùng, cụ thể như:
- Viêm bàng quang kẽ
Đây là bệnh không có nguyên nhân rõ ràng, hầu hết xuất hiện ở phụ nữ. Bệnh cũng có ít triệu chứng rõ rệt, vì vậy bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán.
- Do thuốc
Một số loại thuốc đặc trị và hóa trị có thể gây viêm bàng quang do thành phần hóa học của thuốc bị phá vỡ khi thoát khỏi cơ thể.
- Do nhiễm phóng xạ
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, nếu bạn có sử dụng bức xạ trong trị liệu thì cũng dễ gây rat hay đổi ở mô bàng quang, dẫn đến bệnh viêm nhiễm.
Để xác định rõ nguyên nhân và tình trạng viêm bàng quang, bạn cần đến thăm khám bác sĩ
- Viêm bàng quang ngoài cơ thể
Đây là chứng bệnh xảy ra do sử dụng catheter lâu dài, khiến bạn bị nhiễm khuẩn mô và tổn thương, tạo thành ổ viêm nhiễm gây hại.
- Viêm bàng quang hóa học
Do cơ địa nhạy cảm với một số chất hóa học có trong các loại mỹ phẩm như xà phòng, dung dịch vệ sinh, gel bôi trơn, nước hoa vùng kín... nên nhiều người mắc bệnh viêm bàng quang hóa học bởi sự kích ứng của hóa chất.
- Do các nguyên nhân khác
Đôi khi bệnh viêm bàng quang xảy ra như một biến chứng của các loại bệnh khác như tiểu đường, sỏi thận, u tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Viêm bàng quang là chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Vì vậy, khi có những dấu hiệu ban đầu, bạn nên đến khám để được điều trị, không nên tự ý dùng thuốc vì sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường.
5. Cách chữa bệnh phổ biến
Để chữa viêm bàng quang, bạn có thể chọn 1 trong 2 phương pháp là dùng thuốc tây y hoặc chữa bằng thuốc đông y. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào cũng nên được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp đúng đắn.
Ngoài cách chữa bằng thuốc, bệnh nhân cũng có thể cải thiện bệnh qua chế độ ăn uống tại nhà. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy, trong một số loại rau quả, trái cây có hàm lượng dưỡng chất giúp bạn chống lại vi khuẩn gây viêm bàng quan như việt quất, gừng, tỏi và đu đủ...
Với những thông tin vừa chia sẻ, mong rằng bạn đọc đã có lời giải đáp toàn diện về bệnh viêm bàng quang. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
- Người bị viêm bàng quang nên kiêng ăn những thực phẩm nào?
- Bệnh viêm bàng quang cấp tính là gì?