Giải đáp - Vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha?

Hàm duy trì là một khí cụ thường được các nha sỹ chỉ định bệnh nhân sử dụng sau chỉnh nha. Vậy đây là loại hàm gì và vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha? Mời bạn đọc khám phá cùng HoiBenh ngay.

Giải đáp - Vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha? Giải đáp - Vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha?

Hàm duy trì là một khí cụ thường được các nha sỹ chỉ định bệnh nhân sử dụng sau chỉnh nha. Vậy đây là loại hàm gì và vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha? Mời bạn đọc khám phá cùng HoiBenh ngay.

1. Thế nào là hàm duy trì?

Hàm duy trì là một loại khí cụ trong nha khoa có công dụng chính là giữ cho răng sau chỉnh nha ở vị trí ổn định. Hàm duy trì hiện nay có 2 loại chính là:

  • Hàm duy trì cố định: được sử dụng khi tình trạng răng cần đóng khe hở và đòi hỏi thời gian đeo hàm lâu dài. Khí cụ sẽ được gắn cố định vào mặt trong của răng để không gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Loại hàm duy trì này được làm từ dây thép không gỉ.
  • Hàm duy trì tháo lắp: đây là dạng hàm duy trì tạm thời và chỉ đòi hỏi một thời gian đeo khá ngắn, mục đích chính là duy trì sự ổn định vị trí của các răng. Hàm duy trì tháo lắp có 2 loại là hàm tháo lắp kim loại và hàm trong suốt (được làm từ nhựa, có hình dạng tương tự như máng tẩy trắng).
vicare.vn-giai-dap-vi-sao-phai-deo-ham-duy-tri-sau-chinh-nha-body-1

2. Vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha?

Trong thủ thuật niềng răng, sau khi mắc cài đã ổn định và di chuyển các răng mọc lệch, mọc sai vị trí về vị trí mong muốn, thì khí cụ dùng để mắc cài sẽ được tháo ra. Tiếp đến, nhằm đảm bảo các vị trí này không bị sai khác sau một thời gian, bệnh nhân cần phải có sự hỗ trợ từ hàm duy trì. Như vậy, hàm duy trì có tác dụng to lớn trong việc duy trì hiệu quả lâu dài và ổn định của thủ thuật chỉnh nha.

Để giải thích cụ thể hơn, bạn cần phải hiểu rằng: răng của bạn được đặt trên cung hàm với xung quanh là dây chằng nha chu. Các loại dây chằng nha chu này thường có những “ký ức” cũ. Sau khi thực hiện và đã tháo mắc cài, các răng sẽ cần thời gian nhất định để mô nha chu và mô nướu điều chỉnh cấu trúc ổn định dài hạn. Tuy nhiên, nếu lúc này bạn bỏ qua giai đoạn đeo hàm duy trì, các dây chằng nha chu phía trên sẽ nhớ lại vị trí cũ và kéo răng trở lại vị trí ban đầu.

Như vậy, hàm duy trì là cần thiết và thậm chí là bắt buộc nếu bạn muốn chỉnh nha thành công. Không những ổn định vị trí răng, hàm duy trì còn hỗ trợ tạo xương mới một cách hài hòa với vị trí mới của răng. Quá trình này có thể kéo dài từ 9 – 12 tháng, thậm chí là 2 năm tùy theo tình trạng của mỗi người.

3. Hàm duy trì có gây đau cho bệnh nhân không?

Trong thời gian đầu đeo hàm duy trì, cũng như niềng răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu và đau nhức. Tuy nhiên, khi đã quen thuộc dần, bạn sẽ không còn bị loại hàm này ảnh hưởng nữa.

Trên thực tế, có rất ít bệnh nhân bị đau khi đeo hàm duy trì, vì họ đã trải qua sự đau đớn này khi đeo mắc cài trong quá trình niềng năng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

4. Những lưu ý khi đeo hàm duy trì để đảm bảo hiệu quả

vicare.vn-giai-dap-vi-sao-phai-deo-ham-duy-tri-sau-chinh-nha-body-2

Hãy đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật tháo – lắp hàm duy trì

Nếu như bạn lựa chọn hàm duy trì cố định, bạn có thể bỏ qua lưu ý này, vì khí cụ sẽ được gắn cố định trên răng và việc tháo – lắp được bác sỹ thực hiện.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn hàm duy trì tháo lắp, cần chú ý:

  • Tháo lắp theo đúng trình tự hướng dẫn từ bác sỹ.
  • Thực hiện nhẹ nhàng và tuần tự.
  • Không nên tháo lắp thường xuyên hoặc tháo quá lâu nhằm đảm bảo tác dụng của hàm duy trì.

Tuân thủ đúng thời lượng đeo hàm duy trì sau chỉnh nha

Để việc niềng răng đạt hiệu quả tối ưu và lâu dài, bạn cần có những tuân thủ nhất định về mặt thời gian, bao gồm:

  • Trong khoảng 3 – 4 tuần đầu tiên, vì xương hàm và răng vẫn còn yếu, dễ dịch chuyển do những tác động bên ngoài, do đó cần đeo hàm duy trì 24 giờ liên tục nhằm ổn định răng. Bạn cũng không nên tự ý tháo nếu bác sỹ không yêu cầu.
  • Tùy thuộc vào tình trạng răng, các nha sỹ sẽ có chỉ định thời gian đeo cụ thể trong khoảng 6 tháng – 1 năm, một số ít trường hợp phải đeo khoảng 2 năm. Do đó, bạn cần tái khám thường xuyên để bác sỹ theo dõi, sau đó mới đánh giá chính xác thời gian đeo.
  • Trong 6 tháng đầu tiên, nếu cần tháo hàm duy trì do các cuộc gặp mặt cần yếu tố thẩm mỹ, bạn phải chú ý không được tháo quá 12 tiếng.

Vấn đề vệ sinh

Hàm duy trì nên được vệ sinh mỗi ngày khi bạn đánh răng. Hàm nên được rửa bằng nước sạch và bàn chải lông mềm. Việc vệ sinh này sẽ giúp bạn tránh khỏi các vụn thức ăn hay cặn bẩn bám trên hàm, hạn chế tối đa sự tấn công từ vi khuẩn đối với sức khỏe răng miệng.

Đặc biệt chú ý, bạn không nên bỏ hàm duy trì trực tiếp vào nước nóng để sát khuẩn vì điều này sẽ làm biến dạng hàm.

Bài viết đã giải thích một cách rõ ràng và cụ thể về lý do vì sao phải đeo hàm duy trì sau chỉnh nha. Do đó, bạn nên thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sỹ, không nên vì yếu tố thẩm mỹ mà bỏ qua bước này vì có thể sẽ gây cho bạn nhiều hệ quả không mong muốn trong nha khoa.

Xem thêm:

  • Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đề phòng tưa lưỡi
  • Hãy chú ý đến vẻ đẹp của hàm răng
  • 7 cách làm trắng răng bằng hoa quả tại nhà