Giải đáp thắc mặc trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp mẹ bầu sinh non thiếu tháng, có những trẻ may mắc phát triển tốt và ngược lại. Tuy nhiên khi ngành Y học ngày càng tiến bộ, đã có nhiều phương pháp để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng tốt một đứa bé khi sinh non còn yếu. Và việc trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ.
Giải đáp thắc mặc trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được?
Sinh non là gì?
Sinh non là hiện tượng đứa bé được sinh ra khi chưa đủ ngày tháng chào đời, do một số sự cố không mong muốn trong quá trình mang thai của mẹ bầu.
Thông thường thai phụ sẽ sinh ở khoảng tuần thai thứ 40 của thai kỳ. Khoảng thời gian sinh có thể chênh lệch hơn so với thường ngày, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn với thời gian cố định 40 tuần. Tuy nhiên, nếu trường hợp, mẹ bầu sinh em bé dưới 37 tuần tuổi (tính theo ngày kỳ kinh gần nhất, thường là từ 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần) gọi là sinh non.
Theo thống kê, cứ 100 trẻ ra đời thì có 12 trẻ sinh non. Sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không chỉ khi mới chào đời mà còn lâu dài về sau. Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 150.000 bé được sinh non mỗi năm.
Tùy vào trường hợp, mà trẻ có nuôi được hay không
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non ở chị em phụ nữ. Trong đó có 2 nguyên nhân chính là sự bất thường đến từ phía thai nhi, và sức khỏe của mẹ bầu không được đảm bảo trong suốt quá trình mang thai.
Đối với trường hợp trẻ sinh non xuất phát từ mẹ bầu như: Mẹ bị mắc một số bệnh như viêm gan siêu vi B, viêm thận, các bệnh về tim, tiểu đường, tăng huyết áp, rubella, thiếu máu hay một số bệnh mạn tính khác.
Ngoài ra việc mẹ bầu sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai; bị trầm cảm, ít nước ối; mang thai khi tuổi đã trên 40 hoặc dưới 15 tuổi; có tiền sử sinh non... thì đều có thể gặp phải tình trạng sinh non.
Trường hợp sinh non xuất phát từ chính thai nhi: Chủ yếu là do đa thai; thai nhi được thụ tinh trong ống nghiệm; thai nhi bị khuyết tật; viêm màng ối do nhiễm trùng...
Và việc trẻ sinh non mấy tháng thì có thể nuôi được hay khôn còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bé cũng như nhiều yếu tố khác.
Thường thì trẻ sinh non thường được chia thành 3 nhóm:
- Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần.
- Sinh rất non từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày.
- Sinh non muộn từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
Vậy trẻ sinh non mấy tháng thì nuôi được?
Một số trường hợp trẻ sinh non với cân nặng của đứa bé với thể trạng rất yếu, nhưng vẫn được các bác sĩ chăm sóc và mang đến cơ hội sống kỳ diệu. Vì vậy, việc sinh non mấy tháng thì có thể nuôi được sẽ không có câu trả lời chính xác. Vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và quan trọng nhất đó là tình yêu thương của bố mẹ dành cho trẻ. Nó có thể giúp bé vượt qua được số phận, và phát triển tốt. Thứ hai, bé sau khi sinh non cần phải được chăm sóc tại bệnh viện thật tốt. Người trực tiếp thực hiện việc chăm sóc phải là những bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm...
Và điều này đã được chứng minh qua số trường hợp trẻ sinh non thiếu tháng trong tình trạng nặng, bị teo thực quản, thoát vị cơ hoành... Nhưng đã được đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từng thực hiện và chăm sóc thành công.
Một trong số đó có trường hợp cứu sống 2 bé song sinh non yếu ở tuần thứ 25 của thai kỳ. Khi lọt lòng, 2 bé gái song sinh chỉ nằm gọn trong bàn tay mẹ, một bé 630 gram và một bé 570 gram.
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại bệnh viện, cả hai đều suy hô hấp rất nặng (bệnh màng trong độ 4), phải thở máy kéo dài hơn 1 tháng. Đặc biệt có 1 bé bị chảy máu phổi 3 lần, tăng áp động mạch phổi, nhiễm khuẩn nặng, suy tuần hoàn, còn ống động mạch. Sau 4 tháng được điều trị và chăm sóc tại bệnh viện bé đã tăng cân, biết tự bú và không còn các nguy cơ với sức khỏe.
Lưu ý cách chăm sóc cho trẻ sinh non
Đối với những trẻ sinh non, để có thể phát triển và khỏe mạnh bình thường đó là điều vô cùng khó khăn. Trong những tháng đầu, chắc chắn bé cần phải được sự chăm sóc từ bệnh viện. BĐồng thời theo bác sĩ Phạm Văn Hùng - Bệnh viện Đống Đa, thì những trẻ sinh thiếu tháng gia đình phải đặc biệt lưu ý chăm sóc đặc biệt.
Ngay sau khi đẻ, trẻ sinh non phải được ủ ấm, nằm trong phòng có nhiệt độ 28 – 35 độ C. Với những trẻ sinh thiếu tháng nên cho nằm trong lồng ấp, nếu không dùng lồng ấp thì ủ ấm cho trẻ theo phương pháp chuột túi.
Bố mẹ không nên tắm mỗi ngày bởi da bé dễ bị khô. Mỗi tuần tắm nắng 1-2 lần là đủ, miễn là giữ sạch vùng quấn tã. Lau mặt trẻ mỗi ngày với nước ấm, chú ý vùng da dưới cằm, nơi dễ bị đọng sữa. Thêm vào đó, trẻ sinh thiếu tháng có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch không tốt như những bé sinh đủ tháng. Vì vậy, việc giữ ấm cho trẻ vô cùng quan trọng.
Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú. Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc ăn uống cho trẻ sinh thiếu tháng các bà mẹ nên tìm sự tư vấn các bác sĩ dinh dưỡng và tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn, bởi trẻ sinh thiếu tháng cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.