Giải đáp thắc mắc nên khám bệnh lãnh cảm ở đâu?
Lãnh cảm là tình trạng suy yếu tình dục ở nữ giới, biểu hiện từ việc né tránh đụng chạm xác thịt cho đến mất hoàn toàn khoái cảm tình dục.
Giải đáp thắc mắc nên khám bệnh lãnh cảm ở đâu?
Tình trạng lãnh cảm thường khiến chị em né tránh, tuy nhiên, khi có những dấu hiệu của bệnh, phái nữ nên tìm thăm khám kịp thời.
Lãnh cảm là gì?
Các triệu chứng như là hoàn toàn không hoặc có rất ít ham muốn tình dục, ghê sợ sự chung đụng thể xác với bạn tình. Họ thường không có cảm xúc khi cơ thể được vuốt ve, không biểu lộ những đáp ứng khi được kích thích, thậm chí co cứng sợ hãi, hoặc có thể chấp nhận giai đoạn này nhưng không đạt được cực khoái.
Có 2 dạng lãnh cảm: lãnh cảm đích thực và lãnh cảm hình thức.
Lãnh cảm đích thực: Là một trạng thái bệnh lý, do một khiếm khuyết bẩm sinh về sinh lý, cảm nhận giới, hấp dẫn tính dục và hiện nay y học chưa tìm ra được phương pháp điều trị.
Lãnh cảm hình thức: Người phụ nữ không cảm thấy có khoái cực do "họ chưa gặp được người đàn ông họ yêu". Những ham muốn, hưng phấn tình dục, khoái cảm hay đỉnh điểm cực khoái là một cơ chế cảm xúc phức tạp và được chi phối bởi các tuyến nội tiết.
Điều trị lãnh cảm như thế nào?
Với lãnh cảm do bệnh lý: Người vợ cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị bệnh.
Với lãnh cảm do tâm lý: Với nguyên nhân là do tâm lý thì tùy từng trường hợp mà bác sĩ và bạn tình cần khéo léo xử lý giúp người phụ nữ dần thoát khỏi tình trạng lãnh cảm này.
Trong đó người chồng (bạn tình) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi của người phụ nữ mắc chứng lãnh cảm tình dục này.
Đặc biệt, người chồng cần tâm sự nhẹ nhàng với vợ những cảm xúc của mình, luôn sát cánh cùng vợ để điều trị; giữ thái độ và tinh thần lạc quan, không nên trách móc, nghi kị hay ghen tuông vợ, tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối. Vợ chồng cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị với tinh thần cởi mở, không giấu giếm, cùng thảo luận để đưa đến phương pháp điều trị tốt nhất sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt làm việc của gia đình.
Trong cuộc sống tình dục, người chồng cần phải biết khéo léo áp dụng các biện pháp đúng thời điểm, khắc phục những nhược điểm về kỹ thuật của mình như xuất tinh sớm... Việc vuốt ve, trò chuyện và thể hiện tình cảm nhiều hơn có thể sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.
Nhiều người vợ mang tâm lý nặng bởi vì chồng chỉ coi sinh hoạt tình dục là chuyện đáp ứng nhu cầu bản thân. Sau khi đạt được mục đích, họ vứt bỏ những hành vi thân mật. Làm như vậy, người vợ cảm thấy mình bị lợi dụng và những lần sau sẽ dần xa lánh, thậm chí sợ sệt khi phải quan hệ với chồng.
Bên cạnh đó, người vợ cần có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, bổ sung nội tiết tố nữ kết hợp với những điều trị về tâm lý và bệnh lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Để xác định đúng về tình trạng bệnh cũng như kịp thời kiểm soát bệnh tránh những tác động không tốt tới sức khỏe cũng như đời sống riêng, người bị bệnh nên tìm tới cơ sở y tế để khám bệnh để khám và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ hiệu quả nhất
Khám bệnh lãnh cảm ở đâu?
Phòng khám Sản phụ khoa - Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Địa chỉ: 26 ngõ 30, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 17:00 - 21:00
Thứ Bảy, Chủ Nhật: 09:00 - 12:00
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 16:30
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 13:30 - 16:30, 06:30 - 12:00
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30
Thứ Bảy: 06:30 - 12:00
Khoa Sản - Bệnh viện quận Thủ Đức
Địa chỉ: 29 Phú Châu, khu phố 5, Tam Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: 13:30 - 16:30, 07:30 - 11:30
Giải đáp thắc mắc "Sợ khi ở gần chồng là vì sao?"
Bạn đọc giấu tên có gửi tới HoiBenh thắc mắc như sau: "Không biết tôi bệnh gì nhưng gần 2 năm nay mỗi khi gần chồng tôi cảm thấy rất sợ, thậm chí sợ đến nỗi như chồng tôi là người xa lạ không hề quen biết, mặc dù 2 vợ chồng không có những mâu thuẫn nặng nề gì."
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai đã chia sẻ những thông tin cũng như tư vấn cho bạn đọc trên về vấn đề này: "Hai vợ chồng bạn không có mâu thuẫn gì nhưng bạn thấy rất sợ khi gần chồng, có thể là do bạn bị lãnh cảm. Những nguyên nhân chính có thể khiến bạn lãnh cảm đó là: Bạn mắc các bệnh phụ khoa khiến vùng kín đau, khô rát khi quan hệ tình dục,... Tình trạng này khiến bạn không còn hứng thú trong cuộc yêu mà thấy đau đớn, sợ hãi, lâu dần sẽ thấy sợ mỗi khi gần chồng. Ngoài ra, khi ốm nghén, cho con bú, có khối u ở buồng trứng hoặc tử cung, tiền mãn kinh cũng có thể khiến phụ nữ bị lãnh cảm tạm thời.
Yếu tố tâm lý: Nếu trước đó có một thời gian dài bạn mâu thuẫn, bất mãn với chồng, có thể khiến bạn mất hẳn hưng phấn tình dục, từ đó thấy sợ khi quan hệ tình dục với chồng. Chồng lười vệ sinh cá nhân, lười tắm, ngại đánh răng, miệng hôi, có những hành động hoặc lời nói thô lỗ khi quan hệ tình dục... vợ chồng bạn không có không gian riêng tư;... cũng có thể khiến bạn mất hứng yêu và thấy sợ khi gần chồng.
Nhiều cặp vợ chồng có gia đình khá viên mãn, kinh tế đầy đủ, công việc ổn định, không có điều gì khiến họ phải lo lắng, dần dần cảm xúc bị bão hòa nên mặc dù yêu chồng mà không có hứng thú tình dục với chồng. Để cải thiện tình trạng lãnh cảm của bạn, cần phải tìm được nguyên nhân thì điều trị mới thành công, bạn ạ. Chính vì vậy, bạn nên đi khám Phụ khoa để bác sĩ cho làm thêm các xét nghiệm, xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị thích hợp cho bạn."