Giải đáp thắc mắc bệnh máu khó đông có sinh được con không?

Có nhiều trường hợp chị em mắc bệnh máu khó đông và họ băn khoăn không biết mình có thể mang thai và sinh con an toàn hay không. Đối với những trường hợp này, các chị em vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên khi mắc phải tình trạng khá đặc biệt này, bạn cần phải hết sức lưu ý từ khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi sinh bé.

Giải đáp thắc mắc bệnh máu khó đông có sinh được con không? Giải đáp thắc mắc bệnh máu khó đông có sinh được con không?

Bệnh máu khó đông là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh máu khó đông hay còn gọi là bệnh Hemophilia. Bệnh sinh ra do các yếu tố làm đông máu (thường là yếu tố 8 và 9 trong cơ thể) trong mạch máu bị giảm sút. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Người bệnh có nguy cơ bị mất máu, không cầm được máu dẫn đến tử vong. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nó dễ dẫn tới những biến chứng nặng nề, chủ yếu là do di truyền và vẫn chưa có cách điều trị .

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-benh-mau-kho-dong-co-sinh-duoc-con-khong-body-1

Vậy bệnh máu khó đông có sinh được con không?

Như đã đề cập ở trên, bệnh máu khó đông vẫn có thể sinh con được. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến lúc sinh bé ra, các mẹ ở trong trường hợp này phải được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ. Khả năng bị bệnh máu khó đông ở phụ nữ thường hiếm gặp, thậm chí là không có. Còn ở nam giới thì tỷ lệ mắc bệnh này là cực kỳ thấp. Cho nên, tuyệt đối ở bố và mẹ không có khả năng xảy ra chuyện cả 2 vợ chồng đều mang gen này và sinh con ra 100% mắc bệnh. Có một số trường hợp mắc bệnh máu khó đông vẫn có thể sinh con an toàn và bình thường. Tuy nhiên, nó phải được theo dõi thường xuyên và đảm bảo quá trình phát triển của trẻ trong suốt thời kỳ mang thai.

Có 2 trường hợp, các cặp vợ chồng có thể lưu ý:

  • Trường hợp 1: Chồng không bị bệnh máu khó đông mà vợ là người có hiện tượng máu khó động. Trường hợp này, các mẹ không phải quá lo lắng mà hãy đi thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín, vì chưa hẵn mẹ bị máu khó đông thì con sẽ bị di truyền từ mẹ. Khả năng mẹ truyền sang con là cực kỳ hiếm có. Ngoài ra, tỷ lệ mang bệnh còn tùy thuộc vào giới tính của đứa trẻ khi được sinh ra, nếu trẻ là bé gái thì sẽ có 50% mang gen bệnh, nếu là con trai thì có khoảng 50% biểu hiện bệnh.
  • Trường hợp 2: Cả 2 vợ chồng đều mang gen máu khó động. Đây là một trường hợp hiếm gặp như đã thông tin trước đó. Tuy nhiên, nếu cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh thì khả năng đứa trẻ khi sinh ra mắc bệnh là rất cao.

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-benh-mau-kho-dong-co-sinh-duoc-con-khong-body-2

Khắc phục, điều trị thế nào?

Hiện nay thì bệnh máu khó đông chưa có phương pháp điều trị , tuy nhiên nếu bệnh máu khó đông nếu phát hiện sớm sẽ có thể ngăn ngừa được khả năng bệnh lây lan sang con. Khi mang bệnh, trong quan hệ tình dục, vợ chồng không nên quan hệ mạnh; khi người phụ nữ mang thai phải được theo dõi thai kỳ kỹ lưỡng hơn so với người sản phụ bình thường, phải được thăm khám thai thường xuyên và trong lúc chuyển dạ sinh con nên lựa chọn bệnh viện uy tín nhất.

Trường hợp phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân nên thăm khám tại cơ sở Y tế định kỳ 6 tháng một lần, tránh những hoạt động mạnh gây chấn thương, tổn thương phần mềm, chảy máu, không tập những bài thể dục nặng ảnh hưởng đến xương khớp và làm cho bệnh càng thêm nặng nề hơn.