Giải đáp những thắc mắc thường gặp về tiêm phòng HPV
Hiện nay, tiêm phòng HPV là biện pháp giúp ngăn chặn virus HPV, đặc biệt là virus HPV gây ung thư cổ tử cung ở nữ
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về tiêm phòng HPV
HPV là tên loại virus gây u nhú nhiều bộ phận trên cơ thể người như: da ngón tay, bàn tay, mặt... nhưng phổ biến nhất là gây viêm nhiễm vùng sinh dục, mụn cóc sinh dục ở nam và nữ, gây ung thư cổ tử cung ở nữ, gây ung thư dương vật và hậu môn ở nam giới. . Nếu bạn còn có nhiều thắc mắc xung quanh việc tiêm phòng HPV, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.
1. Những đối tượng nào cần tiêm phòng HPV?
HPV gần như xuất hiện ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục. Do đó, việc tiêm phòng HPV áp dụng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục. Ngoài ra, nam giới cũng nên tiêm phòng HPV để ngăn ngừa các bệnh như mụn cóc sinh dục hoặc ung thư hậu môm, ung thư dương vật – đặc biệt với nam giới có nhiều bạn tình.
2. Độ tuổi nào có thể tiêm phòng HPV?
Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), thời điểm tiêm phòng virus HPV tốt nhất là khoảng 10 -12 tuổi khi cơ thể có độ miễn dịch mạnh nhất. Ở độ tuổi 20 – 25, phụ nữ chưa kết hôn cũng có thể tiến hành tiêm phòng HPV nhưng hiệu quả sẽ giảm đi 1.5 lần. Phụ nữ đã quan hệ tình dục (trong hoặc trên độ tuổi cần tiêm phòng) thì vẫn có thể tiến hành tiêm phòng nhưng hiệu quả vaccine sẽ giảm.
Tại Việt Nam, độ tuổi được cho phép tiên phòng HPV là 9 đến 26 tuổi.
3. Có thể tiêm phòng HPV ở đâu?
Bạn có thể đến các phòng khám chuyên sản phụ khoa hoặc phòng khám đa khoa để được tiêm phòng HPV. Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi tới các đường dây nóng tư vấn sức khỏe để được cung cấp thêm thông tin.
Theo chia sẻ thông tin từ bác sĩ Nguyễn Thị Vân cho biết: Lịch tiêm ngừa vắc-xin tứ giá Gardasil (ngừa nhiễm HPV type 6, 11, 16, 18) đang sử dụng tại bệnh viện Phụ sản, các Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Y tế huyện... với giá khoảng 1.800.000 đồng/một mũi tiêm.
>>> Xem thêm: Tiêm vắc-xin phòng ngừa virut HPV để làm gì?
4. Số lượng mũi tiêm và thời gian tiêm vaccine HPV?
Số lượng mũi tiêm tốt nhất là 3 mũi, tiêm trước khi quan hệ tình dục: mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 – 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng. Trong thời gian mang thai không tiêm phòng.
5. Tiêm HPV bao lâu có thể quan hệ tình dục?
Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hương – Nhi khoa – Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thuộc Bộ Y tế: “Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vaccine vẫn có hiểu quả rất tốt cho các đối tượng này”.
Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tháng tiêm HPV, để tránh nhiễm chủng HPV mới khi cơ thể chưa hình thành được “hàng rào chắn” bảo vệ. Nếu muốn quan hệ trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su.
6. Tiêm HPV bao lâu có thể mang thai?
Thời gian có thể mang thai tốt nhất là 3 tháng sau mũi tiêm HPV thứ 3, tối thiểu là 1 tháng sau mũi tiêm thứ 3. Nếu lỡ mang thai sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc thứ 2, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ cũng như theo dõi quá trình phát triển thai nhi để có thể kết luận có nên giữ lại em bé hay không và dừng tiêm các mũi còn lại. Phụ nữ cho con bú cũng có thể tiêm HPV nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
7. Những tác dụng phụ khi tiêm HPV?
- Sưng, đau, ngứa, đỏ ngay tại vị trí tiêm
- Có thể sốt nhẹ
- Một số trường hợp có thể ngất xỉu ngay sau khi tiêm
8. Trường hợp chống chỉ định tiêm HPV?
- Đang mắc các bệnh cấp tính, nặng
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tới
- Phụ nữ quá nhạy cảm với nấm men hoặc bất kỳ thành phần nào của vaccine chủng HPV
9. Giá tiêm phòng HPV?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại vaccine HPV với chi phí dao động ở từng cơ sở y tế, dưới đây là giá tham khảo như sau
- GARDASIL: 1.300.000 đồng/mũi
- CERVARIX: 850.000 đồng/mũi
Nhìn chung, vaccine HPV có hiệu quả 100% ngăn ngừa ung thư cổ tử cung với những phụ nữ chưa từng nhiềm HPV và chưa quan hệ tình dục. Do vậy, để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh do virus HPV nói riêng, nên tiêm phòng HPV sớm tại các cơ sở y tế.