Giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ?

Bé yêu từ khi mới bắt đầu hình thành trong bụng mẹ đã phát triển hoàn thiện từng ngày để có một cơ thể toàn diện, cùng với đó là các giác quan của thai nhi cũng bắt đầu tiến triển. Vậy các mẹ đã biết giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ chưa? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.

Giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ? Giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ?

Bé yêu từ khi mới bắt đầu hình thành trong bụng mẹ đã phát triển hoàn thiện từng ngày để có một cơ thể toàn diện, cùng với đó là các giác quan của thai nhi cũng bắt đầu tiến triển. Vậy các mẹ đã biết giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ chưa? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.

1. Giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ?

Các giác quan bao gồm: thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác, trong đó giác quan đầu tiên hình thành ở thai nhi là vị giác và xúc giác, thị giác là giác quan phát triển chậm nhất trong 5 giác quan của thai nhi.

Sự phát triển của thị giác

Trước tuần thứ 18, tuy mắt của bé chưa mở nhưng võng mạc đã có thể cảm nhận được ánh sáng ở bên ngoài. Nếu mẹ bầu đứng dưới ánh nắng mặt trời hoặc lúc siêu âm, bé đã có thể phản ứng lại với nguồn ánh sáng đó.Đến tuần thứ 26 của thai kỳ, mắt bé mới hé mở ra và đã bắt đầu biết chớp, và tuần thứ 33 của thai kỳ, lúc này đồng tử của bé đã bắt đầu co giãn và có thể phân biệt được ánh sáng. Bé bắt đầu biết dõi theo các tia sáng di chuyển ngang bụng mẹ và quay đầu tránh những ánh sáng mạnh. Sự phát triển thị giác ở những tháng cuối sẽ cho bé khả năng nhìn thấy thế giới mới ngay khi vừa chào đời.

vicare-giac-quan-cua-thai-nhi-phat-trien-ra-sao-trong-bung-me-body-1

Sự phát triển của khứu giác

Khứu giác của bé bắt đầu phát triển và khả năng ngửi của mũi sẽ vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần thứ 15 của thai kỳ. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy em bé có thể ngửi được những mùi vị có trong nước ối, do nước ối tràn qua khoang miệng và mũi, bởi mũi gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, nên mới giúp bé có thể cảm nhận mùi vị thông qua sự dẫn truyền của nước ối đi vào mũi.

Chính vì thế mà những đứa trẻ sơ sinh đều đánh hơi được mùi sữa của mẹ, mặc dù trước đó bé chưa bao giờ được ngửi qua. Để góp phần kích thích sự phát triển các giác quan cùng khả năng khứu giác khi lớn lên, mẹ bầu nên chọn những không gian thoáng đãng, có mùi thơm nhẹ nhàng để tạo cảm thoải mái, dễ chịu cho bé.

Sự phát triển của vị giác

Sau tuần thứ 8 của thai kỳ vị giác thai nhi đã có thể cảm nhận được các mùi vị thông quan nước ối, cùng những mùi vị thông qua chế độ ăn uống của mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thai nhi có xu hướng nuốt nhiều nước ối hơn, khi mẹ bầu ăn uống thức ăn có vị ngọt.

Mẹ đang phải ăn cho cả hai người còn bé thì luôn học hỏi theo khẩu vị của mẹ, vì vậy khi cơ thể người mẹ cảm thấy đói bụng, bé cũng đã có cơ chế phản ứng bằng cách đạp mạnh vào bụng mẹ.

Để vị giác của bé phát triển tốt hơn thì các mẹ cần xây dựng một thói quen ăn uống khoa học, đa dạng để giúp bé có thể cảm nhận tốt ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Sự phát triển của thính giác

Hệ thống thần kinh thính giác của trẻ sẽ bắt đầu phát triển vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Và vào tuần thứ 23 – 27, em bé đã cảm nhận được những âm thanh từ bên ngoài, và có thể phản ứng lại bằng cách đạp vào bụng mẹ hay cử động tay chân.

Từ 30 đến 32 tuần bé đã nghe được tiếng nói hoặc âm nhạc, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng khả năng ngôn ngữ, hoặc âm nhạc của bé có thể được đặt nền tảng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bởi bé không chỉ nghe thấy, mà còn có thể ghi nhớ được âm thanh từ khi còn là thai nhi.

Mặc dù có thể con không hiểu được ý nghĩa của một câu chuyện, hoặc một bài hát nghe được khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng con sẽ có khuynh hướng thích thú và cảm thấy thân quen với âm điệu đó về sau này.

Chính vì thế vào giai đoạn này các ông bố bà mẹ nên trò chuyện thường xuyên, và cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng du dương, hoặc đọc sách cho bé nghe, để thính giác của bé được phát triển tốt hơn.

vicare-giac-quan-cua-thai-nhi-phat-trien-ra-sao-trong-bung-me-body-2

Sự phát triển của xúc giác

Các tế bào thần kinh của trẻ sẽ bắt đầu hình thành vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Vào tuần thứ 32 thai nhi sẽ cảm nhận được các cảm giác nóng lạnh. Vì vậy, trong thời kỳ này các mẹ có thể massage vỗ tay vào thành bụng, vuốt nhẹ nhàng xuống bụng kết hợp với việc trò chuyện với bé, sẽ mang lại hiệu quả tốt để kích thích sự phát triển xúc giác của bé.Qua hình ảnh khi siêu âm cho thấy trẻ sơ sinh không nằm yên thụ động trong dạ con, mà bé liên tục chuyển động bé bắt đầu tìm tòi, khám phá xúc giác bằng cách mút ngón tay cái, tự sờ vào má, sờ vào mông, vào thành bụng và nắm lấy dây rốn, để cảm nhận sự tiếp xúc của các bộ phận trong cơ thể, ở trong môi trường đầy chất lỏng của túi nước ối.Một số nghiên cứu cho thấy rằng thai nhi còn có phản ứng theo những cung bậc cảm xúc khác nhau của mẹ. Khi mẹ xem phim hay có chuyện gì buồn bé sẽ di chuyển ít hơn. Thế nhưng khi mẹ cười vui, những hình ảnh siêu âm cho thấy bé tựa như đang chơi bật nhún trong bụng mẹ. Khi bạn cười to hơn, bé lại càng kích động nhiều hơn.

2. Những phương pháp tập luyện khoa học giúp phát triển các giác quan của thai nhi

Sự phát triển toàn diện 5 giác quan của thai nhi chắc chắn là cực kì quan trọng đối với bé. Sự phát triển này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dưỡng thai, sức khỏe cũng như các phương pháp kích thích giác quan phát triển một cách khoa học của mẹ.

Khoa học đã chứng minh, mọi trải nghiệm bằng các giác quan trong những năm đầu đời sẽ làm gia tăng các kết nối thần kinh, bé sẽ cảm nhận được thế giới xung quanh và bắt đầu học hỏi thông qua các giác quan của mình. Chính những trải nghiệm này sẽ giúp phát triển trí não và nhận thức của bé về sau.

Điển hình như mẹ nên chọn những không gian thoáng đãng, có mùi thơm dịu nhẹ để tạo cảm thoải mái, dễ chịu cho bé, giúp bé phát triển mạnh hơn về khứu giác. Hoặc thường xuyên trò chuyện với bé, đọc sách cho bé nghe để kích thích sự phát triển của bé.

vicare-giac-quan-cua-thai-nhi-phat-trien-ra-sao-trong-bung-me-body-3

3. Gợi ý những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để thai nhi thông minh

Để các giác quan của thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện, các mẹ nên có một chế độ bổ sung dinh dưỡng khoa học hợp lý và rèn luyện cơ thể thật tốt, để chào đón thiên thần nhỏ bé của mình ra đời có đầy đủ sức khoẻ, thông minh nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai mẹ bầu nên kiêng những thức ăn cay nóng như tiêu ớt, đồ uống có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá...

Nên bổ sung những loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng sau:

Axit folic: Folic có nhiều trong các loại rau màu xanh, các mẹ nên tăng cường ăn rau xanh, như là cải xanh, bắp cải, súp lơ, măng tây, đậu hà lan. Ngoài ra cá, sữa tươi, ngũ cốc và các loại hoa quả màu vàng cũng là nguồn bổ sung folic dồi dào cho các mẹ.

Sắt: Thực đơn hàng ngày của mẹ bầu cần thêm vào các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, gan, lòng đỏ trứng, sò huyết và các loại rau củ quả như đậu trắng, đậu đỏ, đậu đũa, nấm rơm, ớt chuông, măng tây.

I-ốt: Là chất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và khả năng ghi nhớ của thai nhi. Nếu mẹ bầu bị thiếu i-ốt khi mang thai sẽ dễ gặp phải vấn đề sinh non thậm chí là sảy thai. Vì vậy ít nhất mỗi tuần mẹ bầu cần ăn từ 2-3 bữa hải sản, tôm, cua, và cá đồng.

Omega-3: Nguồn thực phẩm giàu Omega-3 mà mẹ bầu nên đưa vào thực đơn là các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ; dầu o-liu, dầu hướng dương và các loại hạt như hạnh nhân, óc chó...

Protein: Các nhóm thực phẩm như thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cá, trứng cùng các loại đậu như đậu đỏ, đậu trắng, đậu hũ sẽ cung cấp đầy đủ một cách tốt nhất.protein cho mẹ bầu

Vitamin B1: Mỗi ngày mẹ cần được bổ sung 1,5-1,6mg vitamin B1 thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, bánh mì nguyên cám, lạc, sữa, lòng đỏ trứng, cá, thịt lợn nạc và nấm mỡ.

Vitamin B2: Thực đơn của mẹ nên thêm vào các thực phẩm giàu vitamin B2 như trứng, sữa, sữa chua, cá, gan, vừng và nấm để cung cấp đủ 1,4-1,6mg vitamin B2 cho mẹ và thai nhi mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin về giác quan của thai nhi phát triển ra sao trong bụng mẹ, mà chúng tôi vừa gửi tới bạn đọc, các giác quan của thai nhi không chỉ chuyển động mà còn nhạy cảm với mùi vị, âm thanh, ánh sáng, và không ngừng khám phá thế giới thú vị của riêng mình. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ gần con hơn để hiểu và chăm con tốt hơn.

Xem thêm:

  • Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
  • Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ cho mẹ khỏe, thai nhi lớn nhanh
  • Theo dõi cử động thai nhi