Giấc ngủ có thể giúp trẻ béo phì giảm cân hay không?
Cha mẹ luôn muốn con cái mình được hoạt động thể chất, thông minh và có thói quen ăn uống lành mạnh. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, “Junk food” (tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất “không tốt” như đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể), thức ăn nhanh chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của trẻ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các thực...
Giấc ngủ có thể giúp trẻ béo phì giảm cân hay không?
Cha mẹ luôn muốn con cái mình được hoạt động thể chất, thông minh và có thói quen ăn uống lành mạnh. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, “Junk food” (tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất “không tốt” như đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể), thức ăn nhanh chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của trẻ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các thực phẩm không lành mạnh dễ dàng có sẵn gây khó khăn cho phụ huynh trong việc quản lý chế độ ăn của con em mình. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt và hoạt động thể chất quá ít là thủ phạm gây ra bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan khác ở trẻ em. Nhưng còn giấc ngủ thì sao?
Nghiên cứu mới cho thấy sự gia tăng giấc ngủ vừa phải có thể có ích trong việc giúp trẻ em ăn ít hơn và giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ dài giúp giảm lượng calo và thay đổi nồng độ hormone Leptin có liên quan với việc kiểm soát sự thèm ăn. Kết quả của họ chứng minh việc đảm bảo trẻ thường xuyên ngủ đủ giấc giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh béo phì.
Leptin đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất và tiêu hao năng lượng, dấu hiệu cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động, do đó làm giảm sự thèm ăn. Mức độ Leptin cao bất thường có thể dẫn đến kháng leptin, cơ thể sử dụng các hormone ít hiệu quả để điều chỉnh sự thèm ăn và trao đổi chất.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan đến sự gia tăng của hàng trăm calo mỗi ngày. Thiếu ngủ cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng đến các loại thực phẩm chúng ta thèm ăn, dẫn đến những thay đổi hóa học trong não khiến các loại thực phẩm không lành mạnh trở nên hấp dẫn hơn.
Béo phì khiến trẻ em có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao và cholesterol cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như bệnh tiểu đường tuýp 2. Vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ là những vấn đề thường gặp ở trẻ em béo phì. Vấn đề về cân nặng bắt đầu từ thời thơ ấu và niên thiếu thường tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành. Những trẻ nhỏ bị béo phì có nhiều khả năng khi trưởng thành vẫn bị béo phì. Họ thậm chí còn bị bệnh tim, tiểu đường và nhiều triệu chứng trao đổi chất khác.
Do đó giấc ngủ trở thành công cụ điều trị bệnh hữu hiệu trong việc kiểm soát trẻ béo phì và các bệnh liên quan khác vì nó sẽ giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn không lành mạnh của con bạn. Ngủ đủ giấc còn đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển hợp lý, khả năng miễn dịch cao, dẫn đến giảm khả năng nhiễm bệnh thông thường và bệnh tật.
Ms. Swati Kapoor (*)
(Nguồn: www.practo.com)