Ghép thận xong bao lâu sẽ hồi phục?
Nhiều bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật ghép thận, có thể sẽ cảm thấy đau và chệnh choạng sau khi thức dậy, nhưng cũng có nhiều người nhận cấy ghép nói rằng họ cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi phẫu thuật.
Ghép thận xong bao lâu sẽ hồi phục?
Nhiều bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật ghép thận, có thể sẽ cảm thấy đau và chệnh choạng sau khi thức dậy, nhưng cũng có nhiều người nhận cấy ghép nói rằng họ cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn thức dậy và cảm thấy khỏe khoắn, bạn vẫn cần phải ở lại bệnh viện trong khoảng một tuần để hồi phục sau phẫu thuật hoặc lâu hơn nếu có bất kỳ biến chứng nào.
Thận là cơ quan trong hệ thống tiết niệu. Mỗi người đều có hai quả thận, được tạo nên từ hai phần có hình như hạt đậu. Thận có nhiều chức năng quan trọng như: bài tiết các chất độc hại qua đường tiểu, điều chỉnh cân bằng cân bằng nước – điện giải, điều hòa chuyển hóa canxi – phốt pho, tham gia biệt hóa hồng cầu...
1. Ghép thận là gì – Khi nào cần ghép thận?
Ghép thận là việc lấy thận của người khỏe mạnh hoặc thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép. Người ta chỉ cắt bỏ 1 hoặc 2 thận nếu bị mắc bệnh lý như thận đa nang, viêm mãn tính nặng, hẹp động mạch. Việc chuẩn bị thận cho bệnh nhân rất quan trọng, cần phải có nhóm máu phù hợp, thận khỏe mạnh, chức năng tốt và không mắc bệnh.
2. Ghép thận sau bao lâu mới phục hồi?
Ghép thận là một kỹ thuật y sinh học cao, có sự liên ngành nên phải được bác sĩ chuyên khoa quản lý theo dõi lâu dài, chặt chẽ và liên tục, định kỳ 1-2 tháng phải kiểm tra ure, hồng cầu, bạch cầu glucose trong máu, nước tiểu... với chế độ dùng thuốc hợp lý, nhất là thuốc ức chế miễn dịch và điều chỉnh liều sao cho phù hợp với từng cá thể người bệnh bởi nồng độ thuốc cần đạt trong giới hạn nhất định, nếu cao sẽ gây nhiễm độc cho thận mới ghép còn nếu thấp sẽ gây thải ghép.
Đời sống của thận ghép sẽ được duy trì có thể từ 30 – 40 năm khi được theo dõi đầy đủ đúng cách, ngược lại nếu thận ghép không được theo dõi tốt thì chỉ tồn tại được vài năm. Do vậy, khi gặp sự thay đổi bất thường nào về hoạt động và chức năng của thận ghép thì cần phải khảo sát kỹ càng bằng các thăm dò đặc biệt để phát hiện và xử lý kịp thời.
Theo thống kê, sau khi phẫu thuật ghép thận thành công, cuộc sống của bệnh nhân sẽ trở lại hoàn toàn bình thường. Nếu sức khỏe có tiến triển hồi phục tốt thì có thể sinh hoạt vợ chồng sau 3 tháng phẫu thuật và có thể sinh con sau 1-2 năm. Tuy nhiên, cần cẩn trọng việc vệ sinh để đề phòng nhiễm trùng hoặc trầy xước niêm mạc khi giao hợp. Nên dùng bao cao su nếu muốn tránh thai.
Ngoài ra, những ca ghép thận từ người có cùng huyết thống thì tỉ lệ kéo dài tuổi thọ trên 5 năm lên tới 95 – 98%, trên 10 năm từ 75 – 85% và trên 20 năm lên tới 50% tổng số ca ghép thận. Bên cạnh đó, việc quan trọng không kém để kéo dài tuổi thọ thì tinh thần lạc quan và tích cực của người bệnh là yếu tố không thể thiếu.
>> Vinmec lần đầu ghép thận thành công cho người nước ngoài
3. Những lưu ý sau khi ghép thận
Bệnh nhân ghép thận cần được theo dõi cân nặng và huyết áp hàng ngày để duy trì chế độ ăn để tránh tình trạng tăng cân. Bệnh nhân không được ăn đồ sống mà chỉ ăn đồ đã nấu chín, không ăn hải sản, không uống sữa tươi, nước chưa đun sôi, kiêng các loại đồ uống có cồn. Nên ăn nhạt, ít chất béo, ít đường... và dùng thuốc duy trì huyết áp cho phù hợp.
Người bệnh cũng nên tạo môi trường sinh hoạt với không khí trong lành, thoáng mát, dọn dẹp sạch các nơi có chứa nước để tránh sản sinh muỗi gây bệnh. Không nuôi thú cưng vì chúng dễ mắc bệnh lây nhiễm chim.
Cần tránh khu vực đông người, đám tang người có bệnh truyền nhiễm, nơi ô uế và những nơi có dịch bệnh hô hấp; Tránh hướng gió gần nơi ô nhiễm; Tránh gần những người mắc bệnh truyền nhiễm, tránh để mắc bệnh cảm cúm...
Xem thêm:
- Chi phí ghép thận hết bao nhiêu, có được hưởng BHYT không?
- Chuẩn bị những gì trước khi ghép thận?
- Khi nào cần ghép thận? Những điều cần biết về ghép thận
- Những bệnh viện ghép thận uy tín tại Việt Nam