Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao đề phòng?
Gan nhiễm mỡ thật ra không chỉ là một bệnh mà là một biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao đề phòng?
Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ tiết ra mật giúp hấp thu chất béo và vitamin A, D, E, K. Gan cũng là nơi tạo ra nhiều loại men tiêu hóa, các yếu tố đông máu, các nội tiết tố, còn quan trọng hơn đó là cơ quan giải độc của cơ thể. Gan nhiễm mỡ là do sự tích tụ nhiều triglyceride trong tế bào gan, xảy ra do sự mất cân bằng giữa sự tổng hợp triglyceride và sự di chuyển vào huyết tương dưới dạng lipoprotein nồng độ cực thấp. Các yếu tố dẫn đến gan nhiễm mỡ có thể kể đến như béo phì, suy dinh dưỡng do thiếu protein ( còn gọi là bệnh suy dinh dưỡng thể phù hay bệnh kwashiorkor), tiểu đường, dùng corticoid, uống nhiều rượu, có thai và do một số dược phẩm như: tetracycline, calproic acid.
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có và thậm chí là ở mức độ nặng. Gan nhiễm mỡ thật ra không chỉ là một bệnh mà là một biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Thời gian đầu, gan nhiễm mỡ không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày của chúng ta và thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian dài về sau gan nhiễm mỡ sẽ trở nên nặng hơn và bắt đầu gây ra một số triệu chứng cụ thể như sút cân đột ngột, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, giảm ham muốn tình dục thậm chí nặng hơn là các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan. Hậu quả nghiêm trọng như vậy là do tình trạng chất béo tích tụ trong gan quá nhiều, gây cản trở các tế bào gan hoạt động, làm gan có sẹo, bị xơ.
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế chất béo, ưu tiên chọn dầu thực vật trừ dầu dừa, hạn chế mỡ động vật. Tránh ăn thực phẩm quá giàu cholesterol như các loại phủ tạng, da động vật,...Không nên uống quá nhiều rượu bia. Cần kiểm soát cân nặng phù hợp với chiều cao, bởi béo phì sẽ gây ra nhiều bệnh chứ không riêng gì gan nhiễm mỡ.
Nên tập thể dục mỗi ngày
Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện đều đặn như bơi lội, đi bộ, chạy để cơ thể khỏe khoắn và tránh luôn các bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp hoặc là đái tháo đường.
Hãy tránh sử dụng thuốc gây hại cho gan
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ về các loại thuốc dùng để điều trị bệnh hiện tại như thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, kháng virut chẳng hạn. Như methotrexate, ditiazem hoặc tetracyciline,... do độc tính của chúng với gan khá mạnh nên bạn cần lưu ý khi sử dụng trong một thời gian dài.
Cần nên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ một đến hai lần để kịp thời phát hiện bệnh và có thể điều trị tránh các biến chứng sau này như xơ gan, viêm gan B, C.
Hãy là bác sĩ chăm sóc chính mình để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Cám ơn đã đọc bài viết!