Em bé thở như thế nào trong bụng mẹ?
Hô hấp chính là hoạt động giúp chúng ta duy trì được sự sống. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc em bé thở như thế nào trong bụng mẹ khi mà mọi bộ phận trên cơ thể đều đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển chưa? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Em bé thở như thế nào trong bụng mẹ?
Hô hấp chính là hoạt động giúp chúng ta duy trì được sự sống. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc em bé thở như thế nào trong bụng mẹ khi mà mọi bộ phận trên cơ thể đều đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển chưa? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Trong bụng mẹ, em bé không thở bằng mũi hoặc miệng như khi chào đời. Sự sống của thai nhi được duy trì đều nhờ vào hoạt động tuần hoàn và hơi thở của người mẹ, cung cấp oxy và cả những dưỡng chất thiết yếu nhất cho trẻ. Khoảnh khắc lần đầu tiên em bé lọt lòng mẹ chính là lúc hơi thở đầu tiên chính thức bắt đầu.
Giai đoạn Thở thay thế
Những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ, lúc này em bé có hình dạng giống như quả bóng. Nhiều người thắc mắc em bé thở thế nào trong bụng mẹ ở thời điểm này? Thực tế Ở giai đoạn này, bé không cần thở. Khi sang tuần 5 - 6 của thai kỳ, dây rốn sẽ dần phát triển, cung cấp oxy cho thai nhi. Dây rốn được nối với nhau thai, gắn vào thành tử cung. Đây là 2 bộ phận vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé trong suốt quá trình mang thai. Miễn là dây rốn còn nguyên vẹn thì người mẹ không cần phải lo lắng về việc em bé bị ngạt thở bên trong bụng mẹ.
Quá trình trung gian vận chuyển không khí và chất thông qua dây rốn và nhau thai sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Khí oxy thông qua hoạt động hô hấp của người mẹ đi qua nhau thai vào dây rốn và đến được thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi. Ngược lại, khí CO2 cũng sẽ thông qua dây rốn và nhau thai để đến hệ tuần hoàn của mẹ và đi ra ngoài. Như vậy, người mẹ sẽ thở luôn cả phần của thai nhi, hay còn được gọi là thở thay thế.
Thở thực hành
Phổi của bé được hình thành và phát triển từ những giai đoạn đầu của của thai kỳ nhưng phải đến những tháng cuối mới được hoàn thiện. Từ tuần 24 - 36, phổi bắt đầu phát triển các phế nang. Những phế nang này sẽ hoạt động sau khi bé ra đời. Lúc này, cơ thể người mẹ cũng có những thay đổi đáng kể. Nước ối sẽ sản sinh ra một chất gọi là surfactant, có tác dụng làm sạch phổi bằng cách bảo phủ lên phổi, khiến các túi khí mở ra. Phổi của thai nhi chứa đầy nước. Lúc này em bé vẫn chưa thể thở trong bụng mẹ bằng phổi được mà sẽ tiếp tục hình thành và phát triển hoàn thiện cho đến lúc chào đời. Do đó, nước ối đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của thai nhi.
Nếu chất surfactant không được sản sinh đủ, em bé khi chào đời có thể sẽ bị xẹp phổi. Đó cũng là lý do khiến những đứa trẻ sinh non thường gặp khó khăn trong việc hô hấp.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu tập thở trong bụng mẹ, hay được gọi là thở thực hành. Vậy em bé thở trong bụng mẹ như thế nào ở giai đoạn cuối của thai kỳ? Thực ra, em bé sẽ không hít không khí mà chỉ làm nước ối đi vào đi ra trong phổi của trẻ. Lúc này, mẹ có thể cảm nhận được bằng tiếng ọc ạch của nước ối bên trong bụng.
Thở chính thức
Ngay khi trẻ cất tiếng khóc chào đời thì đó là lúc trẻ bắt đầu nhịp thở đầu tiên trong cuộc đời của mình. Khi dây rốn được cắt, trẻ sẽ phải bắt đầu sử dụng phổi để hô hấp. Khi đó, trẻ sẽ phải tự mình hoạt động hít vào, thở ra để nước ối trong phổi rút cạn dần hoặc chính hệ hô hấp sẽ rút cạn. Ngay sau đó, hai lá phổi sẽ tự động phồng lên, oxy có thể vào máu và tách khí CO2 ra khỏi máu và đào thải thông qua đường thở. Nếu trẻ không khóc, hoạt động hô hấp sẽ không được thực hiện, các bác sĩ sẽ hỗ trợ để giúp bé khóc.
Thông thường, nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ rất mạnh và nhanh do đột ngột thay đổi môi trường sống. Hơi thở của bé cũng sẽ phát ra những tiếng khò khè do vòng sụn trong đường thở vẫn chưa được phát triển toàn diện, không khí lưu thông sẽ tạo thành tiếng. Những trẻ sinh đủ ngày tháng sẽ có nhịp thở đều hơn, có lúc hơi nông và nhanh với tần số khoảng 40 - 50 lần/phút.
Một số trẻ chào đời bị dây rốn quấn cổ. Điều này không gây tổn hại đến quá trình hô hấp của bé do dây rốn vẫn có thể cung cấp đủ oxy. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn quá chặt, trẻ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp oxy cho cơ thể. Lúc đó các bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp can thiệp.
Có một số trẻ trong khi chào đời sẽ đi tiêu, được gọi là phân su. Nếu trước khi chào đời bé hít phải phân này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp và sẽ cần phải được thở oxy ngay sau khi ra đời.
Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giải đáp cho bạn được thắc mắc em bé thở thế nào trong bụng mẹ? Những thông tin này sẽ rất bổ ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về kiến thức về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, từ đó trang bị thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
- Khám phá chuyện đi tè, ị, thở của thai nhi trong bụng mẹ
- Mang thai lần đầu bị tức ngực khó thở vì sao?
- Hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ