Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần bao nhiêu thì bình thường?

Các bác sĩ cho biết, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi chính là đường kính chu vi đầu của bé. Đường kính này cho biết trọng lượng thai và các chỉ số khác, đồng thời nhận biết thai có phải mổ không, có phát triển tốt không. Vậy, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần là bao nhiêu thì bình thường?

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần bao nhiêu thì bình thường? Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần bao nhiêu thì bình thường?

Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh (viết tắt là BDP) hiểu một cách đơn giản đó là đường kính chu vi đầu của bé. Khi thai nhi được 13 tuần tuổi thì có thể xác định được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cũng như các chỉ số quan trọng khác thông qua siêu âm.

Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của một thai nhi chuẩn bị ra đời khoảng 88 – 100mm, trung bình khoảng 94mm, nếu cao hơn sẽ được coi là to. Trong trường hợp đường kính lưỡng đỉnh quá to thì khả năng cao mẹ bầu sẽ phải sinh mổ, đặc biệt là nếu sinh lần đầu – con so.

vicare.vn-duong-kinh-luong-dinh-cua-thai-nhi-26-tuan-bao-nhieu-thi-binh-thuong-body-1

2. Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần tuổi là bao nhiêu?

Thai 26 tuần tuổi có đường kính lưỡng đỉnh trong giới hạn từ 59-71mm, trung bình khoảng 65mm. Các chỉ số khác:

- Chiều dài xương đùi ( FL) trong giới hạn 45-53mm, trung bình khoảng 47mm.

- Chu vi bụng ( AC) trong giới hạn từ 206-241mm, trung bình khoảng 223mm + Chu vi đầu (HC) và cân nặng thai nhi ước tính (EFW) là tương tự.

Chú ý: Nếu đường kính lưỡng đỉnh và chu vi bụng, chu vi đầu cũng như chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ khám sẽ tư vấn cụ thể cho bà bầu về các dị tật của thai nhi và các giải pháp khắc phục.

vicare.vn-duong-kinh-luong-dinh-cua-thai-nhi-26-tuan-bao-nhieu-thi-binh-thuong-body-2

3. Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi?

Thời gian này, bé của bạn sẽ bận bịu với việc mút ngón tay cái. Miệng của bé cũng cực kỳ nhạy cảm, thậm chí còn nhạy cảm hơn bàn tay bé.

Làn da bé bây giờ bớt đỏ ửng, bây giờ bé có thêm một lớp mỡ béo dưới da, điều này giúp bé khỏi giật mình và trông khỏe mạnh hơn.

Điều kì diệu là đây cũng là thời điểm mắt bé đã biết mở, điều này giúp bé có cảm giác với ánh sáng và bóng tối.

Đường kính lưỡng đỉnh sẽ giúp bác sĩ xác định được mẹ có cần sinh mổ hay không và bé có phát triển bình thường hay không? Chính vì thế mỗi lần đi siêu âm mẹ cần chú ý đến những chỉ số này cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Mẹ đã biết tuần thứ bao nhiêu thì thai nhi biết máy hay chưa?
  • Mỗi tuần, thai nhi vận động thế nào là bình thường?