Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên

Các bệnh lý về đường hô hấp trên nằm trong nhóm bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Vì thế, mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý này để đảm bảo có thể chăm sóc cho bé. Vậy thì đường hô hấp trên là gì cũng như đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào, đây là những bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp?

Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên

Các bệnh lý về đường hô hấp trên nằm trong nhóm bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Vì thế, mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý này để đảm bảo có thể chăm sóc cho bé. Vậy thì đường hô hấp trên là gì cũng như đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào, đây là những bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Đường hô hấp trên là gì?

Ở cơ thể người, hệ hô hấp là một hệ thống có quy mô lớn, tính từ mũi xuống đến các phế nang trong phổi. Hệ thống này được chia thành 2 loại chính là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.

Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống nằm ở ngoài cùng và tiếp xúc với không khí. Vì thế, chức năng chính của đường hô hấp trên là đưa không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể, sưởi ấm và lọc không khí trước khi không khí đi vào phổi. Cũng chính vì thế, đây là cơ quản phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ môi trường như lạnh, nóng, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, virus...

Theo thống kê, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên khá cao, chiếm đa phần trong số các bệnh về hô hấp nói chung. Thêm vào đó, trẻ em là đối tượng rất thường mắc phải những bệnh lý này vì sức đề kháng chưa toàn diện, do đó dễ chịu ảnh hưởng từ các thay đổi của môi trường.

vicare.vn-duong-ho-hap-tren-gom-nhung-bo-phan-nao-benh-thuong-gap-o-duong-ho-hap-tren-body-1

2. Các bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Đường hô hấp trên thường xuất hiện một số bệnh lý như sau.

Viêm xoang cấp

Viêm xoang cấp tính là tình trạng một hay nhiều xoang bị viêm nhiễm do virus, do nhiễm nấm hay do dị ứng yếu tố nào đó. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh viêm xoang cấp tính:

  • Ngạt mũi và sổ mũi, hắt hơi liên tục.
  • Nước mũi ở thời gian đầu có màu trong suốt, nhưng càng về sau màu càng đậm: trắng đục – xanh/vàng ngà... Điều này có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đang ngày càng nặng.
  • Hốc mắt đau nhức.

Viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp

Bệnh viêm thanh quản được định nghĩa là khi dây thanh âm bị sưng tấy, dẫn đến giọng khàn đặc hay thậm chí là mất giọng. Bệnh này thường xuất hiện nếu bạn ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh hay tiếp xúc trực tiếp với luồng khí lạnh từ máy điều hòa đến vùng đầu, vùng mặt, vùng cổ...

Còn viêm thanh khí phế quản cấp là gì? Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn hô hấp, bé ho nhiều và khó thở. Khi mắc phải viêm thanh khí phế quản cấp, dây thanh quản cũng như khí quản của bé sẽ bị kích ứng, sưng đỏ. Nếu như bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi.

Viêm mũi – họng

Đây là bệnh lý đường hô hấp trên cực kỳ thường gặp ở trẻ nhỏ và có một số dấu hiệu rõ rệt như sốt, chán ăn, ăn không ngon, quấy khóc, nghẹt mũi và ho liên tục. Một số bé bị bệnh nặng thậm chí có thể tiêu chảy, nôn mửa...

Đau họng và nuốt khó, đau đầu, nhức mỏi cơ thể... cũng là những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mũi họng.

vicare.vn-duong-ho-hap-tren-gom-nhung-bo-phan-nao-benh-thuong-gap-o-duong-ho-hap-tren-body-2

3. Chăm sóc bé bị bệnh đường hô hấp trên như thế nào?

Sau khi tìm hiểu đường hô hấp trên là gì cũng như một số bệnh lý đường hô hấp trên có thể gặp, mẹ cần phải nắm rõ một số nguyên tắc chăm sóc bệnh tại nhà.

Triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, tắc mũi

Đây là triệu chứng cực kỳ phổ biến ở hầu hết các bệnh đường hô hấp trên. Khi bé bị tình trạng này, mẹ cần:

  • Dùng khăn mềm và khô (như khăn giấy) để lau mũi, giúp mũi thông thoáng.
  • Nhỏ nước muối sinh lý 9% vào từng bên mũi đế giúp dịch mũi loãng. Tiếp theo, sử dụng tăm bông sạch, hoặc dụng cụ hút mũi, để làm khô bên trong mũi.
  • Nên làm sạch mũi trước khi cho bé ăn hoặc cho bé bú để tránh tình trạng nôn mửa.

Sốt nhẹ

Nếu như bé sốt khoảng 37.5 độ C đến 38.5 độ C, mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách:

  • Để bé ở nơi thoáng mát, mặc cho bé bộ quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi nhanh và không bó sát.
  • Cho bé uống thật nhiều nước.
  • Lau mát cho bé bằng khăn ấm, mềm. Chú ý lau ở những khu vực có thân nhiệt cao như trán, cổ, nách, bẹn...
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học.
  • Mỗi 30 phút theo dõi nhiệt độ 1 lần.
  • Trong trường hợp nhiệt độ của bé cao hơn 38.5 độ C, bạn có thể cho bé dùng paracetamol để hạ sốt.

Ho

  • Ho thường là triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp dưới. Nếu xảy ra trong trường hợp bị viêm đường hô hấp trên (có thể do tăng tiết nhiều), bạn có thể sử dụng thuốc để hạn chế triệu chứng theo chỉ định từ bác sỹ.
  • Mẹ cũng có thể áp dụng một số loại thuốc trị ho thiên nhiên như mật ong, nước quất... để giúp bé cắt giảm bớt cơn ho.

Qua bài viết này, bạn đã giải đáp được đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào cũng như phương pháp chăm sóc – điều trị bé khi bị bệnh đường hô hấp trên. Trong thời điểm thời tiết khó chịu như hiện nay, việc nắm vững những kiến thức này cực kỳ quan trọng bởi chúng sẽ giúp bạn hỗ trợ bé dễ dàng khỏi bệnh hơn.

Xem thêm:

  • Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên
  • Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
  • Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?