Dùng thuốc Lexomil dài ngày có ngây nghiện không?

Chào Bác sĩ!
Tôi 22 tuổi. Bị bệnh đã nhiều năm và đã điều trị liên tục 2 năm, biểu hiện trước khi dùng thuốc: thần kinh yếu, ngủ nhiều, căng thẳng, lo âu, mất tập trung, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh,... Hiện tại đã dần ổn định, các triệu chứng cơ thể không còn nữa nhưng tâm thần kinh còn yếu, ngủ nhiều, kém tập trung, hay căng thẳng (phải dùng lexomil giảm căng thẳng, khi căn thẳng các triệu chứng cơ thể lại xuất hiện). 

Xin hỏi bác sĩ, tôi dùng thuốc tây nhiều có bị lệ thuộc vào thuốc hay không (đặc biệt là các thuốc về tâm thần)? Tôi có nghe nói về thảo dược st john wort có thể thay thế thuốc tây trị trầm cảm lo âu, có đúng thế không thưa bác sĩ? Nay tình trạng tôi đã dần ổn định, tôi có thể dùng thảo dược để thay thế tân dược được không? Tôi sợ dùng nhiều thuốc tây bị lệ thuộc vào thuốc. Có nghiên cứu khoa học nào rõ ràng về st john wort không, thưa bác sĩ? Đến 15h chiều thì não tôi lại căng thẳng (không có tác nhân bên ngoài)?

Em mong rằng bác sĩ tư vấn giúp em.

Cảm ơn Bác sĩ!

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo trả lời độc giả: " Khi bác sĩ kê toa thuốc cho bệnh nhân cũng cần phải dựa vào thông tin mà nhà sản xuất đã đưa ra, sau đây là thông tin về thuốc Lexomil.

SĐK: VN-7363-03
Dạng bào chế: Viên nén
Đóng gói: Lọ 30 viên
Nhà sản xuất: Roche Estore>
Nhà đăng ký: F.Hoffmann-La Roche., Ltd Estore>
Nhà phân phối: Estore>
Nhóm sản phẩm: Thuốc hướng tâm thần
Thành phần: Bromazepam
Hàm lượng: 6mg
Chỉ định:

  • Rối loạn cảm xúc như trạng thái căng thẳng & lo lắng cấp, kích động, mất ngủ, ưu tư
  • Rối loạn chức năng hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, niệu sinh dục
  • Rối loạn tâm thể
  • An thần kinh
Chống chỉ định:
  • Bệnh nhược cơ nặng
  • Quá mẫn
Tương tác thuốc: Thận trọng khi kết hợp với thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc giảm đau & thuốc vô cảm (tăng tác động làm dịu). Tránh dùng rượu.
Tác dụng phụ: Mệt, ngầy ngật, nhược cơ

Chú ý đề phòng: Người già, bệnh nhân suy kiệt. Có thể suy giảm khả năng lái xe & vận hành máy.
Liều lượng:

  • Bệnh nhân ngoại trú thường bắt đầu liều thấp & tăng dần đến kết quả mong muốn: 1,5 - 3 mg x 3 lần/ngày.
  • Trường hợp nặng, đặc biệt ở bệnh viện 6 - 12 mg x 2 - 3 lần/ngày. Liều thay đổi tùy theo đáp ứng của mỗi cá nhân. Sau 3 - 6 tuần tùy theo kết quả điều trị, liều thường giảm dần & ngưng hẳn".

Cũng theo Bác sĩ Phùng: "Tôi nghĩ là bạn bị lo âu lan tỏa, nhưng vì bạn đã dùng thuốc Lexomil quá lâu nên có thể bạn đã bị nghiện thuốc này rồi cho nên tới 15 giờ chiều là lên cơn nghiện (withdrawal). Lo âu gia tăng hơn nếu không uống thuốc Lexomil, bạn sẽ bị tim đập mạnh, đau đầu, ói mửa, buốn nôn, vã mồi hôi, mệt mỏi, nặng đầu... cho nên bạn phải uống gấp thuốc Lexomil vào để trở lại bình thường, và ngày hôm sau sẽ lặp lại như thế. Cũng may là bạn uống liều thấp, nếu liều cao, bạn sẽ còn bị hậu quả khó lường!".