Dùng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến việc sinh tinh và chất lượng tinh trùng hay không?

Kháng sinh là nhóm thuốc thiết yếu, có khả năng kiềm khuẩn và diệt khuẩn khác nhau tùy theo họ kháng sinh. Được biết đến với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh đã làm cánh mày râu băn khoăn về việc: liệu kháng sinh có thực sự gây tác động xấu đến quá trình sinh tinh và chất lượng tinh trùng của họ hay không?

Dùng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến việc sinh tinh và chất lượng tinh trùng hay không? Dùng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến việc sinh tinh và chất lượng tinh trùng hay không?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Trung bình, các kháng sinh có thời gian bán thải (thời gian mà nồng độ thuốc trong máu giảm đi 1 nửa) khá nhanh, tùy theo họ kháng sinh và từng loại riêng biệt mà thời gian bán thải có thể từ 1 giờ cho đến 24 giờ.

Các kháng sinh có 2 con đường để đào thải ra ngoài đó là: qua gan hoặc qua thận. Đa số các kháng sinh khi được đào thải qua thận sẽ được bài tiết vào nước tiểu, khi đào thải qua gan sẽ theo đường mật vào phân. Trên đường đào thải ra ngoài, chúng có thể được chuyển hóa thành chất khác hoặc vẫn là kháng sinh ban đầu chưa được chuyển hóa, có thể đã mất hoạt tính (không còn tác dụng) hoặc có loại kháng sinh khi đào thải vẫn còn hoạt tính kiềm hoặc diệt vi khuẩn.

Một họ kháng sinh sẽ có phổ tác dụng (giới hạn các vi khuẩn mà kháng sinh có thể tiêu diệt) khác nhau, vị trí mà kháng sinh cho tác dụng khác nhau (hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa...).

Khi đưa bất kì một loại kháng sinh nào vào cơ thể bằng đường uống, chúng đều cần một thời gian nhất định để đạt ngưỡng nồng độ trong máu đủ để phát huy tác dụng và sau đó nồng độ sẽ giảm dần. Trừ các loại kháng sinh đường tiêm, nồng độ kháng sinh đạt được tối đa trong máu ngay khi tiêm và giảm dần sau đó.

Đa số kháng sinh có thời gian bán thải khá nhanh, nên việc sử dụng kháng sinh ngắn ngày thường không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng dài ngày với một số loại kháng sinh đặc biệt, hoàn toàn có thể xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng của nam giới.

vicare.vn-dung-thuoc-khang-sinh-co-anh-huong-den-viec-sinh-tinh-va-chat-luong-tinh-trung-hay-khong-body-1

Kháng sinh ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng như thế nào?

Hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có khả năng gây ra các biến chứng với cơ thể nếu không được dùng hợp lý. Ở nam giới, có ý kiến cho rằng thuốc kháng sinh có khả năng gây các ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tinh trùng, giảm khả năng sinh tinh và thậm chí tiêu diệt tinh trùng... Điều này không hẳn là đúng hoàn toàn, bởi vì kháng sinh có rất nhiều loại, chỉ một số loại đặc biệt mới có tác dụng phụ trên sức khỏe sinh sản của nam giới.

Erythromycin - Một vài nghiên cứu trên mẫu số nhỏ cho thấy, việc sử dụng Erythromycin (kháng sinh điển hình của nhóm Macrolid) trong một thời gian dài sẽ khiến cho tần suất phân bào (phân chia tế bào) của các tế bào sinh dục nam giới giảm, đôi khi còn phá hủy tinh trùng, làm giảm hoạt tính của các tinh trùng sống, xảy ra tác dụng ngược gây viêm nhiễm. Các chuyên gia nam khoa đã khuyến cáo nam giới nên lựa chọn sử dụng dòng kháng sinh khác thay thế. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng Erythromycin thì không nên dùng trong thời gian dài (quá 1 tuần) và sau khi ngừng thuốc khoảng 1 tháng mới đảm bảo an toàn khi nam giới muốn có con.

Ngoài Erythromycin, các kháng sinh khác có khả năng diệt tinh trùng như: Azithromycin (thường thấy trong chỉ định điều trị viêm tai giữa, viêm họng...), Spiramycin, Midecamycine... và các và các kháng sinh thuộc họ Macrolid khác.

Bên cạnh đó, kháng sinh nhóm Quinolon cũng cho thấy tác động làm dừng quá trình sinh tinh, tuy nhiên tỉ lệ gặp phải khá hiếm. Các thuốc khác (không phải kháng sinh) như: aspirin (sử dụng nhiều để chống kết tập tiểu cầu cho bệnh nhân có vấn đề tim mạch, mạch vành), Indomethacin (thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid – NSAIDS), Cimetidin (thuốc giảm tiết acid dạ dày), các thuốc chữa tăng huyết áp... cũng có tác dụng phụ gây rối loạn chức năng sinh sản ở nam giới, ảnh hưởng khả năng sinh tinh và chất lượng của tinh trùng. Do đó, nam giới nên thận trọng và chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

vicare.vn-dung-thuoc-khang-sinh-co-anh-huong-den-viec-sinh-tinh-va-chat-luong-tinh-trung-hay-khong-body-2

Nên lưu ý gì khi sử dụng kháng sinh?

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không riêng với kháng sinh, đều phải đảm bảo về an toàn và hiệu quả điều trị. Do kháng sinh là thuốc đặc trị các loại nhiễm khuẩn, nên cần đặc biệt lưu ý, vì khi sử dụng không đúng có thể gây ra:

  • Phản ứng như dị ứng, nhiễm độc, sốc phản vệ (đặc biệt là kháng sinh đường tiêm chích)
  • Loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, đôi khi tiêu chảy trầm trọng và kéo dài.
  • Vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bằng kháng sinh trong tương lai.

Các lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong điều trị

  • ­Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng về các ổ nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (dùng kháng sinh dự phòng trước các cuộc phẫu thuật). Việc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định dựa vào: kinh nghiệm điều trị (cho kháng sinh theo kinh nghiệm để đánh bao vây trước khi có kết quả kháng sinh đồ), các xét nghiệm, kết quả kháng sinh đồ... để chọn đúng loại, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu
  • Cần trình bày đầy đủ với bác sĩ về tình trạng gan, thận, mong muốn sinh con, các bệnh mãn tính, các thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng...
  • Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng thời gian và đủ số ngày theo chỉ định (thường không dưới 5 ngày thuốc).
  • Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc hoặc uống thêm các kháng sinh khác.
  • Chỉ những trường hợp đặc biệt mới sử dụng kháng sinh với mục đích dự phòng, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh với bất kỳ mục đích nào.
  • Kháng sinh nếu được dùng đúng chỉ định, đúng liều lượng, thời gian của bác sĩ thường không gây hại cho người bệnh.

Xem thêm:

  • Lạm dụng thuốc và hiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn bọc, mủ, nhọt đúng cách
  • Hiểu đúng và biết cách sử dụng kháng sinh hợp lý