Dùng que thử thai và xét nghiệm máu phương pháp thử thai nào chính xác?

Mang thai là một sự kiện quan trọng của bất kỳ người phụ nữ nào. Vì thế, dù là do nguyên nhân nào, ai cũng mong muốn biết sớm nhất liệu mình có đang mang thai hay không. Vậy giữa việc dùng que thử thai và xét nghiệm máu, đâu là phương pháp chẩn đoán mang thai chính xác? Hãy cùng HoiBenh khám phá các thông tin về 2 phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Dùng que thử thai và xét nghiệm máu phương pháp thử thai nào chính xác? Dùng que thử thai và xét nghiệm máu phương pháp thử thai nào chính xác?

Mang thai là một sự kiện quan trọng của bất kỳ người phụ nữ nào. Vì thế, dù là do nguyên nhân nào, ai cũng mong muốn biết sớm nhất liệu mình có đang mang thai hay không. Vậy giữa việc dùng que thử thaixét nghiệm máu, đâu là phương pháp chẩn đoán mang thai chính xác? Hãy cùng HoiBenh khám phá các thông tin về 2 phương pháp này trong bài viết dưới đây.

1. Dùng que thử thai – phương pháp phổ biến được nhiều chị em sử dụng

Que thử thai là một giải pháp khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao khi bạn sử dụng đúng cách. Chính vì thế, nhiều chị em đã tìm đến phương pháp này để kiểm tra về tình trạng có mang thai hay không.

Các loại que thử thai hiện nay hoạt động dựa trên cơ chế đo hàm lượng hormone hCG có trong nước tiểu. Đây là một loại hormon được tạo ra từ các tế bào nhau thai. Trong khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai, hCG sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Dựa trên cơ sở này mà que thử sẽ phán đoán bạn có khả năng đang mang thai hay không.

Theo hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, que thử thai có tính chính xác tương đối cao – lên đến 97%. Bên cạnh đó, trang Mayo Clinic và WebMD cũng đưa con số 99% cho độ chính xác của phương pháp này. Các số liệu trên cho thấy kết quả của que thử thai là có thể tin tưởng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp sẽ đem đến kết quả sai lệch:

  • Thử thai quá sớm: kết quả của que thử chỉ cho kết quả chính xác sau khi thụ thai từ 10 – 14 ngày. Nếu như bạn thử trước thời gian này, nồng độ hCG trong nước tiểu sẽ không đủ để dự đoán.
  • Bạn quá nôn nóng đọc kết quả: sau khi que thử tiếp xúc với nước tiểu trong cốc, bạn phải đợi ít nhất 5 phút rồi mới được đọc kết quả. Nếu lấy que ra khỏi cốc sớm, kết quả của que sẽ có độ chuẩn xác rất thấp.
  • Nước tiểu quá loãng: trước khi thử thai bằng phương pháp này, bạn không nên ăn hoặc uống gì ít nhất 2 tiếng đồng hồ (thời điểm thử tốt nhất là nước tiểu đầu ngày). Đặc biệt, việc uống nhiều nước lọc sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra của que thử thai.
vicare.vn-dung-que-thu-thai-va-xet-nghiem-mau-phuong-phap-thu-thai-nao-chinh-xac-body-1

2. Thông tin chung về phương pháp thử thai bằng xét nghiệm máu

Bên cạnh que thử thai, người ta có thể chọn một giải pháp khác để kiểm tra mình có thai hay không – đó là xét nghiệm máu hCG. Đây là xét nghiệm dùng để kiểm tra hCG trong máu và có độ chính xác cao hơn so với que thử. Vì sao lại như vậy?

Đầu tiên, xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm việc mang thai chỉ trong vòng 6 – 10 ngày sau khi thụ thai, ngay cả khi bạn chưa có dấu hiệu mang thai, bởi nó có khả năng đo được khối lượng tăng rất nhỏ của hormon hCG.

Nếu như độ chính xác của que thử thai phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng của mỗi người, thì xét nghiệm máu chỉ yêu cầu người thực hiện không nên ăn uống một số thực phẩm trước khi thử vì sẽ làm giảm độ chính xác, ngoài ra không còn điều kiện phức tạp nào khác.

Kết quả xét nghiệm Beta-hCG sẽ có các khoảng kết quả sau:

  • Nồng độ dưới 5mIU/ml: chưa kết luận được đã mang thai hay chưa, cần phải xét nghiệm lại sau một thời gian để chắc chắn. Nếu như kết quả không thay đổi, bạn không mang thai.
  • Nồng độ trên 25mIU/ml: bạn đã mang thai.
  • Nồng độ hCG trong khoảng từ 5 – 25 mIU/ml: bạn cần phải thực hiện thêm xét nghiệm khác (như siêu âm) để dự đoán chính xác hơn.

Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm máu chẩn đoán mang thai là xét nghiệm định tính hCG (kiểm tra sự hiện diện của hCG trong máu) và loại định lượng hCG (đo đạc chính xác nồng độ của hormon hCG). Loại thứ hai còn có tên là Beta-hCG, hiện nay là loại xét nghiệm mang thai phổ biến tại các bệnh viện.

Tuy nhiên, cũng như que thử, phương pháp xét nghiệm Beta-hCG cũng có một số trường hợp dẫn đến kết quả sai:

Xét nghiệm quá sớm: nếu bạn thực hiện xét nghiệm sớm (dưới 6 ngày) sau khi thụ thai, mức gia tăng hCG trong máu vẫn chưa đáng kể. Lúc này, khả năng xét nghiệm cho kết quả âm tính giả là rất cao.

Ngược lại, một số yếu tố khác làm tăng protein trong máu cũng có khả năng gây ra kết quả dương tính giả.

vicare.vn-dung-que-thu-thai-va-xet-nghiem-mau-phuong-phap-thu-thai-nao-chinh-xac-body-2

3. Cần lưu ý gì để thử thai có kết quả chính xác?

Đối với que thử thai

Để làm tăng chính xác của que thử đối với kết quả chẩn đoán, bạn nên:

  • Chọn thời gian thích hợp: ít nhất 7 ngày sau khi trễ kinh (trường hợp kinh nguyệt bình thường, đều đặn).
  • Bạn nên thử bằng nước tiểu đầu ngày lúc sáng sớm vì thời gian này, nước tiểu sẽ cô đặc và nồng độ hCG cũng ở mức cao nhất có thể.
  • Hãy kiên nhẫn chờ ít nhất 5 phút rồi mới lấy que thử khỏi cốc nước tiểu.
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc như thuốc trị vô sinh, thuốc an thần... vì có khả năng ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Đối với xét nghiệm máu hCG

  • Bạn nên tiến hành lấy mẫu máu vào buổi sáng sớm.
  • Không được uống sữa, nước hoa quả, nước ngọt, thực phẩm có đường hoặc có chứa cồn... ít nhất 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm.

Như vậy, bài viết đã có những thông tin hữu ích về cả 2 phương pháp que thử thaixét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mang thai ở phụ nữ. Theo đó, giải pháp xét nghiệm máu Beta-hCG có nhiều ưu thế hơn về độ chính xác và thời gian chẩn đoán, cách thức thực hiện. Tuy nhiên, que thử thai lại có tính đơn giản và tiết kiệm hơn. Vì vậy, tùy thuộc theo nhu cầu và điều kiện của mình, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
  • Chỉ số xét nghiệm máu bao nhiêu là có thai?
  • 5 lý do khiến kết quả que thử thai chỉ là báo động giả