Đừng để ngứa vùng kín khi mang thai “ghé thăm” bạn

Khi có bầu, cơ thể mẹ phải đối diện với rất nhiều những thay đổi. Trong đó, ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng rất hay xảy ra và gây không ít phiền toái cho thai phụ. Lý do vì sao mà các chị em dễ mắc phải vấn đề ngứa vùng kín khi mang thai, cách điều trị nào hiệu quả và an toàn cho bà bầu được nhiều người quan tâm?

Đừng để ngứa vùng kín khi mang thai “ghé thăm” bạn Đừng để ngứa vùng kín khi mang thai “ghé thăm” bạn

Bài viết dưới đây sẽ là thông tin hữu ích mà các mẹ có thể tham khảo.

Nguyên nhân dẫn đến ngứa vùng kín khi mang thai?

Viêm nhiễm âm đạo

Sự cân bằng tự nhiên của một số loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ, biến đổi hormone, vi khuẩn phát triển quá mức, ... dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo. Ngoài ra việc đi vệ sinh không đúng cách, sạch sẽ cũng là điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công. Theo thống kế có khoảng 20% mẹ bầu gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ. Triệu chứng thường thấy khi bị viêm nhiễm là ngứa quanh âm đạo.

vicare.vn-dung-de-ngua-vung-kin-khi-mang-thai-ghe-tham-trong-suot-thai-ky-body-1

Nội tiết tố thay đổi

Quá trình mang bầu, nội tiết tố của người mẹ sẽ thay đổi nhằm tạo ra môi trường ổn định và an toàn nhất cho bé phát triển trong tử cung. Vì vậy, khi mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra rất nhiều hormone estrogen và progesterone, chúng đạt mức cao nhất ở tháng cuối của thai kỳ. Trong đó, estrogen xuất hiện nhiều ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (đó cũng là lý do vì sao mẹ bầu có ham muốn tình dục cao ở thời điểm này) tạo ra các chất glycogen làm vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sản gây viêm nhiễm, ngứa ngáy rất khó chịu cho thai phụ.

Độ pH của âm hộ - âm đạo thay đổi

Nấm Candida là một loại nấm tự nhiên tồn tại trong âm đạo. Khi lượng nội tiết tố trong cơ thể các mẹ gia tăng khiến độ kiềm tự nhiên của âm đạo bị phá vỡ, nấm Candida bị kích thích và sinh sôi nhiều. Điều này được xem là một trong những yếu tố chính gây ra ngứa vùng kín khi mang thai.

Táo bón gây trĩ khi mang thai

Do hiện tượng rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng từ sự phát triển của em bé mà mẹ hay bị táo bón thai kỳ (thường ở những tháng cuối). Hiện tượng này nếu không được cải thiện có thể làm tăng nguy cơ bà bầu bị trĩ. Triệu chứng của trĩ gây ngứa hậu môn, lây lan vi khuẩn sang vùng kín, kéo theo cảm giác ngứa ngáy ở khu vực này.

Căng giãn da quá mức

Mẹ bầu bước vào những tháng cuối rất hay bị rạn da, căng da. Có đến 20% thai phụ mắc phải tình trạng ngứa từng mảng hoặc nổi mề đay vì vấn đề này. Những khu vực hay bị ngứa, khó chịu là bụng, mông, đùi, tay, chân, đặc biệt là vùng háng và mu khiến cho cơ quan sinh dục bị ngứa.

Ra nhiều mồ hôi hơn bình thường

Do việc tăng nồng độ cortisol trong máu và thay đổi quá trình trao đổi chất, chức năng đàn hồi của mạch máu hoạt động không ổn định, lưu lượng máu dưới da tăng mà bà bầu khi mang thai đổ mồ hôi trộm rất nhiều. Vị trí tập trung nhiều tuyến mồ hôi là hậu môn, âm hộ nên có thể phát sinh mẩn ngứa. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khi sinh ít ngày.

Mẹ bị viêm nang lông trong thai kỳ

Hiện tượng này không do vi trùng mà do quá trình tiết bã nhờn và tuyến mồ hôi tăng lên. Bà bầu dễ bị viêm nang lông từ tháng thứ 4 đến tháng 9 của thai kỳ. Vì vậy, ngứa vùng lông mu khi mang thai trở nên phổ biến trong mỗi lần phụ nữ có bầu.

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Nếu mẹ bầu khi mang thai mắc các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục như nhiễm Chlamydia, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, ... cũng khiến vùng kín ngứa dữ dội. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi.

Những ảnh hưởng do ngứa vùng kín khi mang thai

  • Ngứa ngáy, khó chịu kèm tâm lý lo lắng, bất an
  • Nguy cơ vi khuẩn, nấm tấn công gây nhiễm trùng âm đạo.
  • Làm tăng nguy cơ rỉ ối gây sinh non, sảy thai ở 3 tháng cuối, thai chết lưu vô cùng nghiêm trọng. Ngoài ra nó còn tiềm ẩn hình thành một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm tử cung, viêm nấm âm đạo, ...
  • Nếu mẹ sinh thường qua ngã âm đạo đang bị viêm nhiễm sẽ đe dọa đến hệ hô hấp của trẻ do vi khuẩn tấn công.
vicare.vn-dung-de-ngua-vung-kin-khi-mang-thai-ghe-tham-trong-suot-thai-ky-body-2

Một số mẹo trị ngứa vùng kín an toàn cho bà bầu

Lá trầu không trị ngứa vùng kín

Nếu ngứa vùng kín khi mang thai ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá trầu không theo cách dưới đây để giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy.

Nguyên liệu: chọn 15 lá trầu không có nguồn gốc an toàn và sạch sẽ, một cái chậu cùng 3 lít nước

Thực hiện: lá trầu không rửa và ngâm với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ các vết bẩn trên lá. Cho tất cả 15 lá trầu không vào nồi đun cùng 3 lít nước. Sau đó đổ nồi nước ra chậu cho bớt nóng và ngồi xông vùng kín. Khi nước nguội mẹ bầu có thể dùng để rửa vùng kín. Khi xông cần lưu ý để không bị bỏng. Tiến hành biện pháp này đều đặn mỗi tuần từ 2 -3 lần sẽ cải thiện đáng kể tình trạng viêm ngứa vùng kín.

Muối

Muối có tính kháng khuẩn cao nên có thể sử dụng để giảm ngứa và khống chế vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần dùng đúng cách để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Thực hiện: bạn dùng một ít muối đảm bảo vệ sinh bỏ vào chậu và pha loãng với nước. Liều lượng là 9g muối sẽ pha cùng 1 lít nước. Nên rửa qua vùng kín bằng nước mát, sau đó rửa lại bằng nước muối và nên để trong 5 phút để dung dịch phát huy hết công dụng sát khuẩn. Dùng khăn bông mềm, khô để thấm sạch nước ở vùng kín và thay quần lót mới. Bạn có thể áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần để nhanh chóng hết ngứa.

Xem thêm:

  • Cách chữa ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì
  • 6 nguyên nhân phổ biến gây ngứa rát vùng kín
  • Ngứa vùng kín, viêm nhiễm âm đạo áp dụng cách này khỏi ngay