Dùng cốc nguyệt san thế nào để tránh mắc bệnh phụ khoa?
Ngày nay, dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh thông thường là trào lưu mới được nhiều người hưởng ứng vì những tiện dụng mang lại. Tuy nhiên, dùng cốc nguyệt san thế nào để tránh mắc bệnh phụ khoa không phải ai cũng biết. Cùng Vicare tìm hiểu cách dùng đúng qua những chia sẻ dưới đây.
Dùng cốc nguyệt san thế nào để tránh mắc bệnh phụ khoa?
Ngày nay, dùng cốc nguyệt san thay thế băng vệ sinh thông thường là trào lưu mới được nhiều người hưởng ứng vì những tiện dụng mang lại. Tuy nhiên, dùng cốc nguyệt san thế nào để tránh mắc bệnh phụ khoa không phải ai cũng biết. Cùng HoiBenh tìm hiểu cách dùng đúng qua những chia sẻ dưới đây.
1. Cốc nguyệt san là gì? Ưu điểm của cốc nguyệt san?
Cốc nguyệt san (hay cốc đựng kinh nguyệt, ly kinh nguyệt) có kiểu dáng giống chiếc chuông hay chiếc phễu nhỏ, thường làm bằng silicon hoặc nhựa y tế và được sử dụng để thay thế cho các loại tampon, băng vệ sinh truyền thống. Ở Việt Nam, cốc nguyệt san chưa được biết đến nhiều, trong khi phụ nữ tại các nước tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp đã biết đến và sử dụng sản phẩm này từ rất lâu.
Cốc nguyệt san được rất nhiều chị em yêu thích bởi nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, không nóng nực, bí bách, dày cộm như các loại băng vệ sinh truyền thống.
- Không lo máu kinh làm bẩn quần áo vì toàn bộ kinh nguyệt khi xuống đến âm đạo đều được chứa vào bên trong cốc.
- Cốc nguyệt san án ngữ tại âm đạo ngăn chặn vi khuẩn và không khí tràn vào, vì vậy lượng dịch trong cốc sẽ không hề bị hôi, cũng không có vi khuẩn sinh sống và phát triển. Điều này giúp cho người dùng giảm hẳn vấn đề viêm, ngứa âm đạo.
- Không làm mất độ ẩm tự nhiên và độ cân bằng PH trong âm đạo vì thế không gây khô rát âm đạo như khi dùng tampon hay băng vệ sinh.
- Không phải tiếp xúc với hóa chất: Khi dùng cốc nguyệt san, chị em hoàn toàn không phải tiếp xúc với bông, các chất hóa học như chất tẩy trắng, hương thơm tổng hợp... như khi sử dụng băng vệ sinh hay tampon.
- Cốc nguyệt san có thể để trong người lên đến 12 giờ, vì vậy bạn có thể tự tin với một chuyến đi công tác, một chuyến dã ngoại cả ngày hay ngủ suốt đêm mà không cần lo lắng.
- Một cốc nguyệt san giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, bạn có thể sử dụng suốt nhiều năm liền, tiết kiệm chi phí rất nhiều lần so với việc sử băng vệ sinh, tampon. Hơn nữa, cốc nguyệt san rất thân thiện với môi trường do có thể tái sử dụng nhiều lần.
2. Dùng cốc nguyệt san thế nào để tránh mắc bệnh phụ khoa?
Trước hết để dùng cốc nguyệt san đạt kết quả tốt, hạn chế rò rỉ để tránh mắc bệnh phụ khoa, bạn phải chọn lựa được cốc nguyệt san có kích thước phù hợp. Cách chọn cốc phù hợp như sau:
- Nếu lượng kinh nhiều thì nên chọn size L, nếu lượng kinh ít thì dùng size S.
- Thông thường dưới 30 tuổi thì dùng size S, trên 30 tuổi thì dùng size L
- Nếu chưa sinh em bé hoặc đã sinh mổ thì thường hợp sz S, nếu đã sinh thường thì dễ dàng dùng size L.
- Người có chiều cao từ 1m55 trở lên sẽ dễ dàng dùng size L hơn, trong khi người dưới 1m50 thì nên dùng size S
- Dòng chảy kinh nguyệt cũng đóng vai trò quan trọng trong chọn cốc. Một người có tốc độ dòng chảy kinh nguyệt mạnh thì dù lượng ít hay nhiều vẫn nên dùng size L (dòng chảy mạnh biểu hiện là thường xuyên ộc từng lần)
- Chiều dài ống âm đạo cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng cốc. Nếu bạn có ống âm đạo ngắn thì chỉ nên dùng cốc size S, nếu bạn có ống âm đạo dài thì có thể dùng cả size S và size L.
Đối với cốc nguyệt san mới mua về:
Cốc nguyệt san khi mới mua về hoặc sử dụng lần đầu tiên trong kỳ kinh nguyệt đều cần được khử trùng sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn âm đạo. Cách khử trùng rất đơn giản. Đầu tiên, hãy cho cốc nguyệt san vào bên trong dụng cụ đánh trứng. Sau đó, cho vào bên trong 1 chiếc nồi nước sạch đun sôi 5 - 10 phút rồi lấy ra, để khô ráo trước khi dùng.
Lưu ý: Nếu không có dụng cụ đánh trứng, bạn phải chú ý không để cốc tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi vì như vậy cốc sẽ bị hỏng.
Cách dùng cốc nguyệt san đúng cách:
- Đưa cốc nguyệt san vào âm đạo trong tư thế ngồi xổm, hoặc đứng gác chân lên vị trí cao hơn đầu gối, dùng ngón trỏ đẩy nhẹ nhàng xung quanh cốc, lúc này cốc đi dần vào cơ thể và sẽ tự bung miệng cốc. Trong quá trình đẩy cốc vào, nên kết hợp động tác Kegel (là động tác như đi tiểu mà ngắt giữa dòng) việc này giúp cho cốc nhanh chóng được đưa vào cơ thể và ổn định vị trí. Sau đó dùng ngón tay trỏ sờ xung quanh đáy cốc, nếu thấy đã tròn đều tức là cốc đã bung hoàn toàn. Cuối cùng, bạn cầm đuôi cốc kéo nhẹ nhẹ thử xem, nếu không kéo được cốc ra tức là cốc đã bung và bám tốt trong cơ thể. Cứ cách 6 - 12 tiếng một lần, bạn cần thay cốc kinh nguyệt một lần.
- Khi lấy cốc ra, bạn ngồi xổm hoặc ngồi trên bồn cầu, làm động tác rặn, cốc sẽ trồi xuống dưới. Cho ngón tay vào định vị đuôi cốc, nắm lấy đáy cốc bóp nhẹ hoặc dùng ngón trỏ ấn lên thành cốc để không khí tràn vào làm cốc không bám chặt nữa, sau đó kéo cốc ra theo hình ziczac, đổ dịch đi, rửa bằng nước sạch rồi lại cho vào sử dụng tiếp.
- Cuối kỳ rửa sạch cốc nguyệt san và tiệt trùng, cho vào túi rồi cất nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Những lưu ý khi dùng cốc nguyệt san
Nếu khi dùng cốc nguyệt san mà bị rò rỉ, bạn nên xem lại size cốc đã phù hợp và thao tác đặt cốc đã đúng chỉ dẫn nêu trên hay chưa và sửa lại cho đúng.
Bảo quản cốc nguyệt san nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát đảm bảo không có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng, gián, chuột,.... Tuyệt đối không để trong nhà tắm, nhà vệ sinh vì dễ bị ẩm mốc.
Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh cốc nguyệt san như xà phòng, thuốc tẩy... vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cốc. Chỉ dùng dung dịch dịu nhẹ như nước rửa bình sữa.
Khi tiệt trùng cốc cách luộc cốc cần tránh để cốc chạm vào đáy nồi để tránh làm hỏng cốc.
Xem thêm:
- Ưu điểm của băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san bạn nữ cần biết
- Nên sử dụng tampon hay băng vệ sinh truyền thống?
- Bí kíp sử dụng tampon an toàn và hiệu quả cho bạn