Đừng chủ quan với viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Đừng chủ quan với viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em Đừng chủ quan với viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bệnh có thể biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết tiêu hoá cấp tính như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen kèm theo đau bụng và tình trạng thiếu máu cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong do tình trạng thiếu máu. Nhưng cũng có thể diễn biến từ từ trong thể loét tiên phát thường gặp ở trẻ lớn, đặc biệt là trẻ > 6 tuổi, biểu hiện lâm sàng chính gần giống người lớn nhưng ít điển hình hơn.

  • Tiền sử gia đình đã có người bị loét dạ dày-tá tràng.
  • Đau bụng: Chiếm 64,5% các trường hợp loét, đau thượng vị, đau quanh rốn hoặc toàn bụng, đau có liên quan tới bữa ăn, đau có thể giảm sau khi ăn. Trẻ thường đau đêm nên trẻ bị đánh thức lúc nửa đêm hoặc đầu buổi sáng. Đau nhiều đợt, tái diễn, thường đau bụng là lý do khiến người nhà đưa đi khám.
  • Nôn tái diễn, liên quan đến bữa ăn
  • Cảm giác khó chịu, mơ hồ vùng thượng vị
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Trẻ có thể nôn ra máu và đi ngoài phân đen, bệnh cảnh có thể xảy ra ồ ạt cấp tính hoặc diễn biến từ từ, kéo dài.
  • Thiếu máu: Thường là thiếu máu nhược sắc do chảy máu kín đáo nhưng có khi thiếu máu nặng, cấp tính gây sốc. Một số trường hợp biểu hiện kín đáo, chỉ thiếu máu là triệu chứng nổi bật, chẩn đoán ban đầu thường là thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có các biến chứng như thiếu máu mạn tính, ảnh hưởng phát triển thể chất của trẻ, hẹp môn vị thậm chớ ung thư do có liên quan đến nhiễm H.P ( Dù rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ).

vicare.vn-dung-chu-quan-voi-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em1

Nguyên nhân viêm loét dạ dày ở trẻ em

Thông thường các bậc phụ khuynh luôn ép trẻ ăn thật nhiều để nhanh lớn, khi trẻ ăn quá no rất dễ ói, điều này khiến cho dạ dày không thể tiêu hóa kịp, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em.

Ngoài ra, viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ cũng có thể do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress ngoài ra việc sử dụng một số thuốc cũng gây tổn thương ở dạ dày.

Đặc biệt một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không thể không nhắc đến vi khuẩn HP.

Helicobacter Pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn Gr (-), kích thước 0,3- 0,5 μm, có 4-6 roi ở một đầu, sống trong lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày Trong các nghiên cứu gần đây, ngày càng thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ mắc bệnh, tần xuất tái phát viêm loét dạ dày-tá tràng với tình trạng nhiễm HP.

Tỷ lệ nhiễm HP khá cao ở ng­ười viêm loét dạ dày tá tràng, ngày càng có nhiều nghiên cứu thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ nhiễm HP và bệnh lý loét dạ dày-tá tràng. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ cư trú ở lớp nhầy bao phủ bề mặt dạ dày, nhờ có các yếu tố bám dính vi khuẩn bám vào lớp biểu mô niêm mạc dạ dày và tiết ra các men, độc tố gây tổn thư­ơng niêm mạc dạ dày.

Để phát hiện ra vi khuẩn HP, có một số phương pháp như nhuộm soi trực tiếp, làm mô bệnh học, làm test nhanh (Urease test) và nuôi cấy, trong đó nuôi cấy là tiêu chuẩn vàng xác định nhiễm HP và qua đó làm kháng sinh đồ giúp cho thầy thuốc chọn lựa kháng sinh phù hợp nhất để tiệt trừ HP. Hiện nay đã áp dụng những biện pháp chẩn đoán không xâm lấn, bớt gây phiền toái cho bệnh nhân cũng có độ chính xác cao và dễ thực hiện.

  • Test hơi thở với Urê gắn phóng xạ C13, cho bệnh nhân uống lượng nhỏ ure gắn C13 đã gắn phóng xạ. Nếu bệnh nhân có nhiễm HP, Urease của HP sẽ nhanh chóng phân hủy Ure-C13 thành Amoniac và Dioxide carbon . Dioxide carbon có hoạt tính phóng xạ này sẽ vào máu, tới phổi và được phát hiện qua khí thở ra bằng máy quang phổ kế.
  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên HP (Faecal test). Kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên trong phân qua bộ KIT chẩn đoán đơn giản, có độ nhạy cao. Phương pháp này thích hợp phát hiện HP ở trẻ em cũng như theo dõi HP trước và sau điều trị. Do giá thành nên chưa thực sự phổ biến.
  • Xét nghiệm nước bọt và nước tiểu : Các xét nghiệm này dựa trên việc phát hiện IgA hoặc IgG (chủ yếu IgG) kháng HP có trong nước bọt và nước tiểu. Hiện phương pháp này chưa phổ biến.
vicare.vn-dung-chu-quan-voi-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em2

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em

Đối với nguyên nhân thông thường phụ huynh không nên tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn và học. Nên dành nhiều thời gian hơn để trẻ được vui chơi ở ngoài trời hơn là chỉ học tập và vui chơi trong nhà.

Đối với nguyên nhân là vi khuẩn HP: Việc loại trừ vi khuẩn HP là khâu quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em, giúp làm nhanh liền tổn thương và đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát có hiệu quả. Thường phối hợp 3 loại thuốc để tiệt trừ HP:

  • Kết hợp kháng sinh dùng từ 1-2 tuần phối hợp với thuốc ức chế bài tiết acid có tác dụng diệt HP một cách có hiệu quả.
  • Giảm yếu tố gây loét: ức chế bài tiết acid, trung hòa HCl.
  • Tăng cường yếu tố chống loét, che phủ niêm mạc, kích thích sự tái tạo niêm mạc biểu mô và tiết chất nhầy.
  • Loại bỏ nguyên nhân gây loét thứ phát.

Với nhiều loại thuốc mới hiện nay trên thị trường việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em đem lại nhiều kết quả tốt tránh được những tai biến liên quan đến ngoại khoa như thủng hoặc hẹp môn vị.

trẻ em với đau mạn tính

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm vì vậy để trẻ có thể được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác và hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn những cơ sở uy tín hàng đầu.Trong đó phòng khám Nhi đa khoa và chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là lựa chọn hàng đầu dành cho các bậc phụ huynh, với tỷ lệ hài lòng của khách hàng lên tới hơn 80%.

  • Phòng khám tiếp nhận khám chữa với tất cả các bệnh lý nhi thường gặp và bệnh chuyên khoa sâu: Loét dạ dày-tá tràng tái phát nhiều đợt, kawasaki, viêm não, dậy thì sớm, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu, hội chứng 4S, hội chứng thực bào máu, viêm tụy cấp,...
  • Được thăm khám bởi PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoàn - Trưởng khoa Ngoại trú Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, với 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi đồng thời là Phó chủ tịch chi nhánh Hội Nội Tiết Nhi - Hội Nhi Khoa Việt Nam.
  • Tại Vinmec Times City đầu tư bài bản và đầy đủ với hệ thống phòng khám và hệ thống phòng nội trú đạt tiêu chuẩn quốc tế được bố trí tại bệnh viện theo từng khu vực chuyên biệt.

Phụ huynh có thể trực tiếp đưa trẻ đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Xem thêm :

  • Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
  • Ai dễ bị viêm loét, ung thư dạ dày do vi khuẩn HP?