Động thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách dưỡng thai khi bị động thai

Động thai là một triệu chứng khá phổ biến xảy ra trong quá trình mang thai của mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là 1 hiện tượng rất nguy hiểm và là dấu phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng sảy thai nếu mẹ bầu không xử lý một cách kịp thời.

Động thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách dưỡng thai khi bị động thai Động thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách dưỡng thai khi bị động thai

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới các mẹ toàn bộ thông tin liên quan tới hiện tượng động thai.

Động thai là gì?

Động thai (dọa sảy thai) là một triệu chứng xuất 1 ít máu ở âm đạo kèm theo mỏi vai, đau bụng hay bụng dưới trương lên. Đây là điềm báo trước của hiện tượng sảy thai và thường xuất hiện nhất là ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Do vậy, đây là 1 hiện tượng vô cùng nguy hiểm dành cho sức khỏe của mẹ bầu và trong quá trình phát triển của thai nhi.

Phân biệt các dấu hiệu của động thai (dọa sảy thai) và sảy thai

  • Động thai là tình trạng nguy hiểm và nguy cơ cao dẫn đến sảy thai nếu không cẩn thận. Tuy nhiên, động thai và sảy thai là 2 hiện tượng khác nhau mà các bà bầu cần phân biệt.
    Động thai hay dọa sảy thai là tình trạng xuất huyết âm đạo, gây ra đau bụng dưới nhưng thai nhi vẫn sống và chưa bị đẩy ra ngoài buồng tử cung. Khi bị động thai, cổ tử cung có thể đóng hoặc là mở nhưng thai nhi vẫn chưa tụt ra.
  • Sảy thai là tình trạng thai nhi đã chết và đã bị đẩy ra khỏi tử cung của người mẹ. Có hai trường hợp sảy thai là sảy thai hoàn toàn, nghĩa là toàn bộ thai nhi và nhau thai đều bị đẩy ra ngoài cùng lúc, khiến cho bà bầu đau bụng quặn thắt, máu sẽ chảy ra ở âm đạo giống như kiểu kinh nguyệt. Trường hợp thứ hai là sảy thai không hoàn toàn, khi đó 1 phần của thai nhi và nhau thai vẫn sót lại ở trong tử cung, khi đó tình trạng đau bụng ít hơn nhưng máu thì vẫn chảy ra liên tục ở âm đạo, thậm chí gây ra băng huyết.

Động thai là hiện tượng có thể xảy ra ở trong quá trình phát triển của thai nhi. Khi động thai, mặc dù thai nhi còn sống nhưng mà nó cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể sảy thai. Do đó, bà bầu cần phải hết sức cẩn trọng để tránh tình trạng đáng tiếc này có thể xảy ra.

Dấu hiệu của động thai

  • Bị xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo và bị đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra ngoài buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng mà các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu hiện tượng đau bụng là không đáng lo ngại. Thế nhưng nếu các mẹ bầu phát hiện thấy mình bị mỏi ở vùng thắt lưng, đau bụng dưới, ra dịch màu hồng nhạt hoặc có máu ở âm đạo, bà bầu cần nhanh chóng đi thăm khám để theo dõi để điều trị kịp thời tình trạng này.

Trong một số trường hợp, các mẹ bầu gặp phải trường hợp bị ra huyết nhưng không bị đau bụng thì cũng nên đi thăm khám bác sỹ để nhằm đảm bảo an toàn nhất.

  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường

Khi thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường như đặc biệt là hay bị đau mỏi thắt lưng, đau bụng dưới, thai bị kích ngược lên trên hoặc là thai sa thấp xuống dưới, 1 số trường hợp nếu thấy dấu hiệu như âm đạo ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc là có vài giọt máu chảy ra,... thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có biện pháp an thai kịp thời.

  • Dấu hiệu kéo dài không dứt

Nếu mẹ bầu vẫn tiếp tục bị chảy máu và bị đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập dò ở âm đạo) thì được coi là sảy thai (không còn được gọi là động thai).

Nguyên nhân động thai

vicare.vn-dong-thai-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-duong-thai-khi-bi-dong-thai-body-1

Việc nắm rõ được các nguyên nhân gây ra động thai là điều cực kỳ quan trọng bởi vì từ đó sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Và dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thai bị động đó là:

  • Quá trình thụ tinh gặp vấn đề: Trứng đã thụ tinh gặp phải trục trặc trong quá trình phát triển
  • Do khí hư, huyết hư: Các mẹ bầu ra huyết từng giọt, hay mỏi lưng, hay choáng đầu, mệt mỏi, sợ lạnh, sắc mặt xanh nhợt.
  • Các bà bầu này thường thấy đầy tức bụng, thai muốn xuống và đi tiểu nhiều, lưỡi nhạt...
  • Do hư thận: Khi có thai lưng mỏi, yếu, hay chóng mặt, tiểu nhiều, mạch xích hư đại, đái són.
  • Do âm hư huyết nhiệt: Người gầy sút, hai gò má đỏ, lòng tay chân nóng, bụng đau, miệng khô, bụng sôi, thai động ra máu, nhỏ giọt, đầy tức...
  • Do khí uất trệ: Tinh thần u uất, mệt mỏi, hay lo nghĩ, hay ợ hơi, căng thẳng, kém ăn, nôn đắng, sợ chua...
  • Do chấn thương như ngã, mang vác nặng...

Xử lý khi bị động thai

Nếu thấy các dấu hiệu động thai, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và cần uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần lưu ý:

  • Khi đau cần tránh xoa bóp bụng.
  • Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng. Đồng thời, cố gắng ít tiến hành việc kiểm tra âm đạo để tránh có những kích thích cổ tử cung.
  • Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm đến chế độ ăn uống. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá và ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột và không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm việc hút thuốc lá, uống rượu, bia.
  • Không ăn các thức ăn sống như: rau sống và gỏi cá... để phòng bệnh tả dẫn tới sẩy thai.

Lưu ý về tư thế nằm khi bị động thai

Mẹ bầu khi bị động thai cần phải nằm yên trên giường để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tư thế nằm là điểm mấu chốt, giúp tránh gây áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới của cơ thể chảy ngược về tim.

  • Thứ thế thứ 1: Tư thế nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi và chân phải gập lại

Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp giảm áp lực lên thai nhi hơn, chân trái duỗi, chân phải gấp lại giúp cho tim hoạt động dễ dàng hơn. Theo các bác sỹ, việc mẹ bầu nằm tư thế này sẽ giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về đến tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng tới dạ con, bào thai và thận. Tư thế này giúp cho thai nhi thoải mái, phát triển một cách ổn định, giúp cho mẹ hạn chế bị động thai đến mức tối đa nhất. Đây cũng được coi là 1 tư thế nằm phổ biến và tốt nhất dành cho toàn bộ mẹ bầu.

Trong quá trình nằm nghiêng, nếu như mẹ nào cảm thấy mỏi thì mẹ có thể kê thêm 1 chiếc gối phía dưới chân để gác sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Còn nếu khi nằm nghiêng mẹ có cảm thấy khó chịu thì có thể dùng gối kê dưới phần lưng, làm cho lưng lệch một góc 30 độ so với phương nằm sẽ giúp làm cải thiện tình hình. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt 1 chiếc gối giữa hai chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa hai chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp thuộc xương chậu.

  • Tư thế thứ 2: Tư thế nằm treo chân

Đây là tư thế nằm ít phổ biến hơn và chỉ thường chủ yếu áp dụng dành cho các mẹ bầu sử dụng các biện pháp khoa học để mang thai như là thụ tinh nhân tạo, cấy tinh trùng thì cần thường phải nằm tư thế treo chân và dưới sự theo dõi đặc biệt của bác sĩ thường xuyên. Để được tư vấn chi tiết về tư thế nằm này các mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị trực tiếp.

Thực phẩm dưỡng thai cho các bà mẹ bị động thai

vicare.vn-dong-thai-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-duong-thai-khi-bi-dong-thai-body-2

Chị em nên ăn những món cháo, canh thuốc bổ thận để tăng cường sức khỏe, như:

  • Cháo gà gạo nếp: 1 con gà mái, gạo nếp vừa đủ. Gà làm sạch, thái miếng cho vào nồi sau đó đổ nước hầm kỹ rồi cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo. Ăn thường xuyên sẽ có tác dụng an thai.
  • Cháo cá chép: cá chép 1 con (nặng khoảng 500g), gạo nếp 100g, gừng, hành hoa, bột gia vị vừa đủ. Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch và ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi rồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho thêm gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày khoảng 1 lần, cần ăn liền trong 10 ngày.
  • Cháo đậu đen dây tơ hồng: đậu đen 50g, gạo ngon 100g, dây tơ hồng 30g. Dùng túi vải đựng dây tơ hồng, bỏ vào nấu chung cùng gạo, đậu đen đã vo sạch, đổ nước vào vừa đủ nấu cháo loãng. Ăn theo bữa.
  • Cháo bí ngô: gạo ngon 50g, bí ngô 30g và đường mạch nha 20g. Bí ngô rửa sạch thái thành miếng đổ vào nồi nấu chung với khoảng 50g gạo ngon đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước vào đun sôi nấu cháo loãng. Ngày ăn một bát lúc nóng.
  • Cháo đậu đen gạo nếp: gạo nếp 100g và đậu đen 30g. Gạo đậu vo rửa sạch cho vào nồi với một lít nước nấu thành cháo loãng. Ăn theo bữa.
  • Canh gan gà nấu thỏ ty tử: gan gà trống 2 cái, thỏ ty tử khoảng 15g. Gan và thỏ ty tử rửa sạch sau đó đựng trong túi vải. Cho đồng thời 2 thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa tầm 30 - 40 phút, bỏ túi thuốc ra là được. Ngày dùng một tháng.
  • Nước hạt sen trần bì tô ngạnh: tô ngạnh (cây tía tô) 10g, trần bì 6g và hạt sen 60g. Hạt sen bỏ tâm bóc màng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ và đun nhỏ lửa gần chín cho cây tía tô, trần bì vào và đun tiếp đến khi hạt sen chín nhừ. Ăn hạt sen uống nước ngày hai lần.
  • Trứng nấu ngải cứu: ngải cứu tươi 15g và trứng gà 1 quả. Rửa sạch ngải cứu, cho vào nồi nấu để lấy nước đặc rồi đập trứng vào khuấy đều. Ăn vào lúc đói ngày một lần, ăn liên tục 30 ngày.
  • Nước lá sen: lá sen 100g và đường đỏ 30g. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm khoảng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy khoảng 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã, cho đường đỏ vào đun sôi lại. Chia làm 3 lần uống trong ngày, cần uống liền ba ngày.

Cách phòng tránh động thai

Để phòng tránh động thai, mẹ bầu hãy nhớ kỹ những điều dưới đây:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ. Tránh để bị áp lực hoặc là căng thẳng quá nhiều.
  • Áp dụng 1 chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều đạm và chất xơ trong thai kỳ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý và cần ngủ đủ giấc. Lựa chọn tư thế nằm nghỉ ngơi hợp lý, mà tốt nhất là nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái.
  • Đặc biệt, đối với những mẹ bầu thực hiện theo phương pháp thụ tinh nhân tạo cần phải hạn chế vận động đến mức tốt đa trong vòng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để nhằm tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Không nên quan hệ tình dục khi mang thai nếu được sự đồng ý của bác sĩ và phải đặc biệt hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ về những cách quan hệ khi mang thai như thế nào là tốt nhất.
  • Chăm vận động và luyện tập thể dục nhẹ nhàng để nhằm đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tránh xa thực phẩm gây hại cho sự phát triển thai nhi và các chất kích thích.
  • Khám thai theo lịch khám định kỳ và đặc biệt không bỏ lỡ các buổi khám.
  • Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên tiến hành uống nước củ gai thường xuyên để giúp thai bám chắc vào thành tử cung hơn. Qua đó giúp cho thai nhi khỏe mạnh và hạn chế được hầu hết bệnh lý nguy hiểm xảy ra trong giai đoạn này.

Xem thêm:

  • Những điều cần làm khi bị động thai
  • 5 lý do khiến kết quả que thử thai chỉ là báo động giả