Đối phó với những căn bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng

Mùa hè với nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng khiến cho trẻ em dễ bị mắc một số bệnh như rôm sảy, tiêu chảy, chân tay miệng... Mặc dù không phải là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý và có những biện pháp chữa trị đúng đắn cho bé để trị dứt bệnh. Dưới đây là một số căn bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng phổ biến nhất hiện nay.

Đối phó với những căn bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng Đối phó với những căn bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng

Mùa hè với nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng khiến cho trẻ em dễ bị mắc một số bệnh như rôm sảy, tiêu chảy, chân tay miệng... Mặc dù không phải là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý và có những biện pháp điều trị đúng đắn cho bé để trị dứt bệnh.

Một số căn bệnh trẻ thường gặp khi vào mùa nóng

Dưới đây là một số căn bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng phổ biến nhất hiện nay.

Bệnh rôm sảy

Nguyên nhân:

Do thời tiết nóng nực, gây nên hiện tượng mụn nhọt, rôm sảy và mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Nếu như cha mẹ không giữ gìn vệ sinh cho bé cẩn thận thì bệnh rôm sảy này có thể phát triển thành mụn mủ và có nguy cơ thành nhọt, gây viêm da mãn tính, nặng hơn có thể tiến triển thành bệnh viêm cầu thận cấp vô cùng nguy hiểm.

Cách phòng tránh

Thường xuyên tắm cho bé tại nhà và vệ sinh sạch sẽ cho bé. Cho bé tắm bằng những loại lá có tính mát để hạn chế bệnh rôm sảy ở bé. Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo cho bé. Nhắc nhở bé uống nước thường xuyên.

vicare.vn-nhung-can-benh-tre-thuong-mac-vao-mua-nong-body-1

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân

Mùa hè là cơ hội để ruồi nhặng phát triển, khiến cho nguồn nước ô nhiễm, dẫn đến hoa quả và thực phẩm rửa không sạch khiến cho bé dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột, hấp thu kém, dị ứng thức ăn, sữa mẹ hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có tính nhuận tràng trong giai đoạn đang bú.

Cách phòng tránh

Đối với những trẻ đang bú mẹ, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ là đủ. Nếu trẻ không sốt, vẫn ngủ và bú bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Theo dõi tình trạng đi ngoài của bé để có những phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ cần thường xuyên tắm rửa và vệ sinh hàng ngày cho bé. Nếu có dấu hiệu tiêu chảy nặng hãy đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc các bệnh viên gần nhất để được các bác sỹ tư vấn và điều trị.

Bệnh chân tay miệng

Nguyên nhân

Thời tiết nóng nực có thể gây đau họng, sổ mũi và đó là một trong những triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3-5 ngày. Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có nguy cơ lây lan rất nhanh thành dịch. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ biến chứng thành viêm màng não dẫn đến tử vong.

Cách phòng tránh

Thường xuyên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày. Hiện tại vẫn chưa có vacxin để tiêm phòng cho trẻ nên cần phải hết sức cẩn thận để bé không bị mắc bệnh này. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh chân tay miệng thì cha mẹ hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng do virus bệnh sốt xuất huyết gây ra, thường là do bị muỗi đốt. Khi bị sốt, trẻ không ho, sổ mũi hay tiêu chảy mà chỉ nổi những nốt xuất huyết kèm theo tình trạng đau bụng ở hạ sường phải do gan to lên, chảy máu cam hoặc đi ngoài ra máu. Trong những trường hợp nặng trẻ có thể bị truỵ tim mạch, tay chân lạnh, người mệt mỏi.

Cách phòng tránh

Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh thân thể mỗi ngày cho trẻ. Mắc màn cẩn thận khi đi ngủ để không cho muỗi bay vào. Nếu trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh thì gia đình cần mang trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị. Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết khi vào viện sẽ được chỉ định truyền nước đầu tiên.

vicare.vn-nhung-can-benh-tre-thuong-mac-vao-mua-nong-body-2

Trẻ thường mắc sốt xuất huyết vào mùa nóng.

Bệnh viên màng não

Nguyên nhân

Thời tiết nóng nực khiến cho nhiều trẻ bi bệnh chân tay miệng, sau đó biến chứng thành viêm màng não ở trẻ.

Cách phòng tránh

Thường xuyên vệ sinh thân thể và tắm cho bé hàng ngày. Hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu viêm màng não thì phải mang trẻ đến bệnh viện để kịp thời điều trị .

Bệnh sởi

Nguyên nhân

Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, là bệnh trẻ thường mắc vào mùa nóng khá nguy hiểm. Bệnh lây sang người chủ yếu bằng đường hô hấp. Nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

Cách phòng tránh

Đưa bé đi tiêm phòng sởi theo đúng lịch tiêm phòng vacxin sởi. Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để tránh các bệnh về đường hô hấp.