Dọa vỡ tử cung - Tai biến sản khoa nguy hiểm cần chú ý

Dọa vỡ tử cung hay vỡ tử cung là biến chứng sản khoa nguy hiểm đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa nghiêm trọng cần được lưu ý và phòng tránh. Do đó, việc tìm hiểu các dấu hiệu và biết cách phòng bệnh sẽ giúp chị em tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Dọa vỡ tử cung - Tai biến sản khoa nguy hiểm cần chú ý Dọa vỡ tử cung - Tai biến sản khoa nguy hiểm cần chú ý

Dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung là gì?

Dọa vỡ tử cung là tình trạng xảy ra trước khi vỡ tử cung. Nếu có các dấu hiệu dọa vỡ tử cung được phát hiện và xử trí sớm sẽ giảm tỷ lệ tử vong cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bị vỡ tử cung nhưng không có dấu hiệu dọa vỡ, đây là điều đặc biệt nguy hiểm vì không có dấu hiệu báo trước để có thể cấp cứu kịp thời.

Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc trong quá trình chuyển dạ.

vicare.vn-doa-vo-tu-cung-tai-bien-san-khoa-nguy-hiem-can-chu-y-body-1

Nguyên nhân nào gây vỡ tử cung?

Vỡ tử cung thường xảy ra ở những thai phụ có vết sẹo cũ ở tử cung do trước đây có thực hiện các thủ thuật như mổ lấy thai ngoài tử cung, mổ lấy thai nhiều lần, mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn, nạo phá thai, ,...

Do đặc điểm cơ thể người mẹ: Khung chậu có bất thường làm thai nhi không ra ngoài được, có khối u ở vùng tử cung hoặc cổ tử cung ngăn chặn thai nhi chui ra, thành tử cung của người mẹ mỏng nên các cơn co tử cung gây rách vỡ.

  • Do cấu tạo của thai nhi: thai nhi có ngôi bất thường như ngôi thai nằm ngang, thai có ngôi trán hoặc ngôi mặt cằm sau. Các tư thế bất thường này làm thai không tự chui qua được kết hợp với những cơn co tử cung dồn dập làm rách hoặc vỡ tử cung.
  • Tử cung có thể bị vỡ do khi làm các thủ thuật xoay thai, kéo, hút thai, forceps không đúng kỹ thuật. Dùng thuốc tăng co tử cung (Oxytocin) không đúng.

Một số trường hợp vỡ tử cung không được phát hiện sớm bằng các dấu hiệu dọa vỡ thì đây là một tai biến sản khoa cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và thai nhi nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung

  • Khi tử cung bị dọa vỡ, thai phụ cảm thấy đau đớn, vật vã, những cơn co tử cung càng mạnh và nhanh. Đáy tử cung cao dần lên so với rốn khi nhìn từ hướng ổ bụng. Thấy tử cung có một chỗ thắt lại làm cho tử cung không còn hình trứng mà chuyển qua hình bầu. Đây chính là ranh giới mà tử cung sẽ vỡ khi ở đoạn dưới vòng thắt. Khi xuất hiện các triệu chứng trên mà không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng.
  • Dấu hiệu vỡ tử cung: Sau khi có dấu hiệu dọa vỡ, tử cung sẽ co ngày một mạnh hơn, sản phụ đau dữ dội rồi đột nhiên thấy giảm đau hẳn. Đó là lúc tử cung đã bị vỡ nên mất đi cơn co, hình dáng bị thay đổi, có thể sờ thấy thai nhi nằm ngay dưới bụng mẹ, tim thai mất hoặc đập rất yếu. Kèm theo đó là tình trạng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, sản phụ cảm thấy mệt mỏi, mặt tái nhợt, thở nông, mạch đập yếu, huyết áp tụt nhanh và có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức nếu không cấp cứu kịp thời.
vicare.vn-doa-vo-tu-cung-tai-bien-san-khoa-nguy-hiem-can-chu-y-body-2

Cách xử trí khi bị dọa vỡ tử cung

Khi bị dọa vỡ tử cung cần xử trí bằng thuốc ức chế cơn co tử cung và tiến hành lấy thai bằng phương pháp Forceps hoặc thủ thuật mổ lấy thai.

Nghiêm trọng hơn là khi tử cung đã bị vỡ cần phải:

  • Cần thực hiện lấy thai bằng đường âm đạo nếu có thể hoặc thực hiện thủ thuật. Tùy vào tình trạng của tử cung và kế hoạch sinh đẻ của sản phụ mà quyết định có nên giữ lại tử cung hay không.
  • Giữ lại trong điều kiện vết thương nhỏ, thai phụ có kế hoạch sinh đẻ sau này, thời gian tổn thương chưa lâu và có thể khâu lại hoàn chỉnh.
  • Cần cắt bỏ hoàn toàn đối với người đã đủ con, vết thương lan quá rộng, thời gian vỡ quá lâu.
  • Sau khi mổ cần chú ý kiểm tra xem có sự tổn thương các cơ quan bên cạnh như ruột và bàng quang hay không.
  • Sau khi mổ cần chú ý theo dõi chặt chẽ tránh nhiễm trùng hậu phẫu và sử dụng kháng sinh với liều lượng phù hợp.

Phòng ngừa biến chứng dọa vỡ tử cung

Phòng ngừa là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm hạn chế tỷ lệ dọa vỡ tử cung và tử vong do vỡ tử cung. Để phòng ngừa tai biến này cần có sự kết hợp theo dõi từ thai phụ và thầy thuốc.

  • Người mẹ cần đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế theo đúng lịch nhằm phát hiện sớm những bất thường về khung chậu, ngôi thai để có hướng xử trí hợp lý nhất. Trong những trường hợp có những nguy cơ cao do khung chậu méo mó, có sẹo tử cung hay ngôi thai có bất thường cần được can thiệp ở những cơ sở y tế chuyên khoa bằng phương pháp Forceps hay mổ hở để tránh nguy cơ vỡ tử cung.
  • Thai phụ cần lưu ý sinh đẻ có kế hoạch, không nên đẻ quá dày. Nếu đã sinh mổ thì thời gian sinh lần tiếp theo phải cách đó 5 năm.
  • Đối với cán bộ y tế cần theo dõi thật chặt chẽ sản phụ đang trong thời kỳ chuyển dạ để đưa ra những tiên lượng phù hợp. Nếu những ca đẻ khó cần thực hiện công tác chuyển viện lên tuyến trên kịp thời. Khi thực hiện các thủ thuật cần đảm bảo tính an toàn, chính xác cao.

Dọa vỡ tử cung là tai biến sản khoa cực kì nguy hiểm, do đó trong suốt thai kỳ người mẹ cần thăm khám định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để em bé được chào đời khỏe mạnh nhất.

Xem thêm:

  • Thai ngoài tử cung vỡ ảnh hưởng như thế nào và cách xử lý?
  • Dấu hiệu vỡ tử cung: Nhận biết thế nào?
  • Vỡ tử cung dễ gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ, đe dọa tính mạng mẹ và bé