Dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không?

Dọa sảy thai là một hiện tượng rất nguy hiểm thường xảy ra ở những tháng đầu thai kỳ. Quan tâm đến vấn đề này, nhiều mẹ thắc mắc dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp và đưa ra những thông tin chi tiết để các mẹ có thể lấy đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích trong thời kỳ mang thai.

Dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không? Dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không?

Dọa sảy thai là một hiện tượng rất nguy hiểm thường xảy ra ở những tháng đầu thai kỳ. Quan tâm đến vấn đề này, nhiều mẹ thắc mắc dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp và đưa ra những thông tin chi tiết để các mẹ có thể lấy đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích trong thời kỳ mang thai.

1. Dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai (hay còn gọi động thai) là hiện tượng rất nguy hiểm hay gặp nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân gây dọa sảy thai, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

  • Thai phụ vận động quá sức làm cơ thể suy nhược.
  • Mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng dẫn đến thai nhi không đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.
  • Thai bị va đập mạnh.
  • Do mẹ xoa bóp bụng, núm vú, co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng tụ dịch dưới màng nuôi, bong màng nuôi thai (hay còn gọi là bong rau thai) dẫn đến việc các mẹ bị dọa sảy.
  • Thai nhi có sự bất thường về nhiễm sắc thể
  • Mẹ mắc các bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
vicare.vn-doa-say-thai-co-nen-uong-cu-gai-hay-khong-body-1

2. Những dấu hiệu sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm

Trong 3 tháng đầu mang thai đau bụng thường không phải vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu các mẹ phát hiện thấy mình bị đau bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc ít máu ở âm đạo thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để theo dõi và điều trị dọa sảy thai kịp thời.

Thực tế, đa số mẹ bầu không phân biệt được sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này là hoàn khác nhau. Trong trường hợp bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, tuy nhiên thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung, cổ tử cung đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Ở trường hợp sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo sẽ nặng hơn, cơn đau bụng cũng dữ dội hơn. Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài mà không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.

Động thai rõ ràng là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn đang phát triển bình thường. Do đó, mức độ nguy hiểm của động thai có thể điều chỉnh được nếu mẹ bầu biết cách xử trí và cải thiện phù hợp.

3. Bị dọa sảy thai mẹ bầu cần kiêng cữ những gì?

Để bảo vệ thai nhi, nếu bị dọa sảy thai, mẹ bầu cần kiêng cữ những điều sau:

  • Nghỉ ngơi để giữ sức khỏe và ổn định tinh thần để đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
  • Kiêng vận động quá sức: Lao động nặng, quá sức trong khi có dấu hiệu dọa sảy sẽ tăng nguy cơ sảy thai.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục phải mất rất nhiều sức vận động của cơ và các hệ thần kinh, đặc biệt là cơ quan sinh sản trong đó có tử cung và âm đạo. Quan hệ tình dục trong thời gian này khiến tử cung co bóp làm tăng cao khả năng sảy thai.
  • Khi đau, các mẹ cần kiêng xoa bụng và vân vê đầu ti khiến tử cung co bóp dễ dẫn đến dọa sảy thai.
  • Khi bà bầu có hiện tượng dọa sảy thai cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối các mẹ không được tự ý mua thuốc uống.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên suy nghĩ căng thẳng.
  • Kiêng sử dụng tuyệt đối những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia...

4. Dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không và những tác dụng của củ gai với mẹ bầu

Công dụng an thai của củ gai

Củ gai tươi là một bài thuốc an thai rất hữu ích và lại lành tính đối với sức khỏe của các mẹ bầu. Củ gai còn có thể được sử dụng như một loại thảo dược cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu, những món ăn an thai nấu từ củ gai với gà ác, móng giò, bồ câu... không chỉ chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt mà còn rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng củ gai theo các cách như: luộc ăn, đun nước uống mỗi ngày để làm mát và phòng viêm nhiễm cho cơ thể.

Củ gai giúp điều trị dọa sảy thai

Động thai hay dọa sảy thai là điều ám ảnh mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ và mẹ hoàn toàn có thể hạn chế được tỷ lệ xảy ra nhờ vào việc dùng củ gai. Nếu các mẹ nhận thấy những dấu hiệu như ra máu nâu, nước tiểu có lẫn máu, tụ dịch màng nuôi, bong nhau thai, bong màng nuôi,... thì nên dùng củ gai để nấu nước uống mỗi ngày. Củ gai tươi có thể dùng thay thế các loại thuốc tây mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào đến thai nhi.

vicare.vn-doa-say-thai-co-nen-uong-cu-gai-hay-khong-body-2
Củ gai hầm cùng gà

5. Nước củ gai có vị gì? Cách dùng củ gai như thế nào?

Theo y học cổ truyền củ gai là một loại thảo dược quý có tính ngọt, hàn, không độc. Khi sắc lên uống nước củ gai sẽ có vị hơi chát ở đầu lưỡi tuy nhiên khá dễ uống.

Củ gai rất lành tính nên các bà bầu có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu bà bầu đang phải uống thuốc Tây, tiêm hay đặt nội tiết thì vẫn có thể uống nước củ gai như bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tránh những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra các mẹ nên lưu ý hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ trước khi uống.

Vậy dùng củ gai thế nào để chữa dọa sảy thai?

Trong những tháng đầu thai kỳ, khi có các dấu hiệu như bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi... các mẹ sử dụng củ gai sẽ cho hiệu quả cực kì tốt. Có rất nhiều mẹ bầu bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai.

Củ gai tươi có thể được dùng kết hợp với thuốc tây mà không gây tác dụng phụ. Các mẹ có thể dùng củ gai đến khi khỏi hẳn thì ngừng và nên uống càng sớm càng tốt (nên dùng ít nhất trong 1 tuần).

Đối với trường hợp dọa sảy thai, động thai, tụ dịch sau màng nuôi, ra huyết nâu (đỏ), rau bị bóc tách 1 phần (hay còn gọi là bong màng nuôi, bong rau...) nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và ổn định thai nhi:

  • 3 ngày đầu tiên mỗi ngày dùng 150g – 200g: củ gai rửa sạch, thái lát mỏng, đun với 0,8 – 1 lít nước trong khoảng 20-30 phút, uống 2-3 lần/ngày.
  • 4 ngày tiếp theo mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên để thay nước uống.
  • Phần củ gai sau khi đun 2-3 lần các mẹ nên ăn hết, không nên bỏ đi.

Một số trường hợp dọa sảy thai hoặc bong rau thai nặng (30% trở lên) ngoài uống nước củ gai sắc các mẹ có thể dùng củ gai tươi đã sơ chế sạch để ăn sống hoặc xay ra hòa với nước rồi uống sẽ có khả năng giữ được thai.

vicare.vn-doa-say-thai-co-nen-uong-cu-gai-hay-khong-body-3
Nước củ gai có vị chát tuy nhiên khá dễ uống

6. Những điểm mẹ bầu cần chú ý khi nấu và uống nước củ gai

Với những mẹ bị nghén nhiều, trong quá trình uống nước củ gai có thể thêm 1 vài thanh mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn cho dễ uống hơn.

Nếu các mẹ bầu bảo quản nước củ gai đã đun trong tủ lạnh thì nên làm ấm lại trước khi uống. Có thể hâm nóng hoặc đun lại để uống cho đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Có thể thêm vào 1 nắm nhỏ đỗ đen lòng xanh đã được rang thơm vào đun cùng củ gai để tăng hiệu quả.

Những mẹ đang dùng thuốc Tây y như tiêm, uống, đặt nội tiết vẫn có thể dùng và uống nước củ gai bình thường.

Không nên mua củ gai ở những nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, vì nếu các mẹ mua nhầm củ khác sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Như vậy, qua bài viết vừa rồi hẳn các mẹ đã hiểu thêm về dọa sảy thai, những nguyên nhân cũng như những lưu ý về kiêng cữ khi bị dọa sảy thai. Về thắc mắc “Dọa sảy thai có nên uống củ gai hay không?” Câu trả lời là nên uống và nên uống càng sớm càng tốt. Hi vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các mẹ có cách xử trí đúng đắn khi bị dọa sảy thai.

Xem thêm:

  • Phương pháp điều trị dọa sảy thai
  • Mách bạn một số lưu ý khi sử dụng thuốc dọa sảy thai
  • Tất tần tật những thông tin liên quan đến vấn đề dọa sảy thai