Dọa đẻ non - nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sinh non

Dọa đẻ non là hiện tượng thường xảy ra ở một số bà bầu đang mang thai ở tuần thứ 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Dọa đẻ non nếu không được dự phòng và điều trị sớm sẽ dẫn đến sinh non. Do vậy, bà bầu cần quan tâm và đề phòng dọa đẻ non ngay từ những ngày đầu của thai kỳ.

Dọa đẻ non - nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sinh non Dọa đẻ non - nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sinh non

1. Dấu hiệu báo dọa đẻ non

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dọa đẻ non là một cuộc chuyển dạ có thể xảy ra từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 37 của chu kỳ kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Dọa đẻ non khiến các bà bầu có nguy cơ cao đẻ non, sinh non. Dọa đẻ non khác sinh non. Sinh non là em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Còn dọa đẻ non có thể khiến em bé sinh non hoặc không.

Nhóm bà bầu có nguy cơ cao bị dọa đẻ non bao gồm: trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi, chỉ số cơ thể BMI <18 (cơ thể nhẹ cân, gầy, thiếu dinh dưỡng), làm các công việc nặng nhọc, vất vả, áp lực nhiều, đã có tiền sử dọa đẻ non-sinh non ở những lần mang thai trước hoặc mắc một số bệnh lý (tiểu đường, huyết áp cao, bệnh lý tuyến giáp),...Trong trường hợp bà bầu mang bầu đa thai, đa ối, hoặc mắc các bệnh phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung) cũng có nguy cơ cơ cao bị dọa đẻ non. Ngoài ra, dọa đẻ non cũng thường xảy ra ở các bà bầu thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, các chất có cồn nói chung, thuốc lá.

Khi bị dọa đẻ non, các bà bầu thường có những dấu hiệu cảnh báo nhất định, cụ thể:

Xuất hiện các triệu chứng cơ năng

  • Đau lưng, thường là phần lưng phía dưới, cơn đau âm ỉ, kéo dài.
  • Đau bụng từng cơn, cảm giác bụng dưới nặng trĩu.
  • Ra dịch âm đạo bất thường, hoặc có thể là máu, nước ối.
vicare.vn-doa-de-non-nguy-co-tiem-tang-dan-den-sinh-non-body-1

Xuất hiện các triệu chứng thực thể

  • Xuất hiện các cơn gò tử cung với tần suất cứ 10 phút lại có một cơn gò, thường kéo dài trên 30 phút
  • Ối vỡ non là một dấu hiệu thông báo dọa đẻ non rất rõ ràng. Khi xuất hiện ối vỡ non, bà bầu cần chuẩn bị tâm lý vì có thể sinh em bé ngay sau đó do chuyển dạ sớm. Nước ối vỡ non còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bà bầu bởi vì đường ối bị mở.
  • Tiêu chảy hoặc tăng nhu động ruột cũng là một dấu hiệu của dọa đẻ non.

2. Phương pháp chẩn đoán dọa đẻ non

Bên cạnh các triệu chứng nhận biết dọa đẻ non đã được nhắc đến ở phần 1 thì đi khám cũng giúp bà bầu xác định chính xác liệu mình có bị dọa đẻ non hay không? Các phương pháp xác định dọa đẻ non thường được sử dụng:

  • fFN (Fibronectin bào thai): Xét nghiệm kiểm tra mức độ protein có trong nước ối, xác định mức độ viêm nhau thai.
  • Đo chiều dài tử cung thông qua siêu âm. Nếu bị dọa đẻ non thì chiều dài tử cung sẽ nhỏ hơn 2,5cm hoặc mở ra.
  • Monitoring sản khoa: giúp theo dõi và đánh giá các cơn gò tử cung. Kết quả thu được từ 1 đến 2 cơn gò đều đặn trong vòng 10 phút cho thấy bà bầu đã bị dọa đẻ non.
  • Xác định chỉ số dọa đẻ non thông qua 4 yếu tố: cơn gò, thay đổi ở cổ tử cung, mức độ vỡ nước ối, ra máu âm đạo. Nếu bị dọa đẻ non chỉ số này sẽ dưới 6.

Trên thực tế, những dấu hiệu dọa đẻ non rất dễ gây nhầm lẫn với những dấu hiệu điển hình trong thời kỳ mang thai. Do vậy, bà bầu nên đi gặp bác sĩ nếu có nghi ngờ bị dọa đẻ non.

3. Cách xử lý khi dọa đẻ non

Khi biết mình bị dọa đẻ non, các bà bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhất có thể. Nếu không, nguy cơ sinh non là rất cao. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe cụ thể của từng bà bầu để đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị cho bà bầu bị dọa đẻ non bao gồm:

  • Dịch truyền tĩnh mạch có tác dụng giúp cơ thể không bị mất nước, giảm tần suất và mức độ các cơn co thắt ở tử cung, bụng.
  • Uống thuốc kháng sinh nếu nước ối bị vỡ non để đề phòng nhiễm khuẩn cho mẹ và lây lan sang em bé.
  • Uống thuốc giảm co: Nifedipin, Salbutamol, Indometacin, Glyceryl trinitrate, Magnesium sulfate.
  • Sử dụng liệu pháp Corticoid: có tác dụng tăng cường sản xuất Surfactan, có khả năng kích thích sự tăng trưởng của các mô liên kết, và làm giảm suy hô hấp cho thai nhi.
  • Glucocorticosteroids: giúp kích thích sự trưởng thành phổi ở tuổi thai 29 - 34 tuần.

4. Dự phòng dọa đẻ non cho bà bầu

vicare.vn-doa-de-non-nguy-co-tiem-tang-dan-den-sinh-non-body-2

Dọa đẻ non có thể dẫn đến nguy cơ sinh non rất cao. Khi em bé bị sinh non, sinh thiếu tháng sẽ rất dễ bị ốm, gầy gò, thiếu chất và rất khó chăm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, dự phòng dọa đẻ non là việc mà các bà bầu cần làm trong suốt thai kỳ để em bé sinh được ra đủ tháng với cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là một số cách giúp các bà bầu dự phòng dọa đẻ non hiệu quả:

  • Ăn uống đầy đủ, giàu dưỡng chất, hợp lý.
  • Không sử dụng chất kích thích trong suốt thai kỳ như uống bia, rượu, hút thuốc lá.
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh làm các việc nặng nhọc, luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Nên tầm soát và điều trị viêm cổ tử cung ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
  • Trong trường hợp hở eo cổ tử cung thì bà bầu cần đến gặp bác sĩ để được khâu eo tử cung hoặc Pessary cổ tử cung dự phòng.
  • Đối với những bà bầu có tiền sử sinh non và cổ tử cung ngắn <25mm thì có thể sử dụng Progesterone đặt âm đạo để dự phòng dọa đẻ non.
  • Trong thời gian thai nhi được 19 đến 24 tuần, bà bầu nên đi siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung, nếu chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 2,5 cm hoặc tử cung mở ra thì chứng tỏ bà bầu có nguy cơ hoặc đã bị dọa đẻ non.

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cần chăm sóc cơ thể thật cẩn thận và luôn đặt sự an toàn của mình và của con lên hàng đầu. Nếu làm được như vậy thì bà bầu sẽ sớm thu được trái ngọt: “Mẹ tròn, con vuông”.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu dễ đẻ non, sảy thai nếu mắc sốt xuất huyết
  • Đẻ non - những điều cần biết để tránh rủi ro