Dịp Tết đừng ăn thiếu rau, uống nhiều bia rượu
Người Việt Nam tưởng ăn nhiều rau nhưng không phải. Chúng ta ăn thiếu rau, thiếu quả. Uống bia rượu thì quá nhiều, quán bia có khắp các đường phố. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong bữa ăn ngày Tết không nên thiếu rau vì đó là những vitamin cần thiết cho cơ thể.
Dịp Tết đừng ăn thiếu rau, uống nhiều bia rượu
Người Việt Nam tưởng ăn nhiều rau nhưng không phải. Chúng ta ăn thiếu rau, thiếu quả. Uống bia rượu thì quá nhiều, quán bia có khắp các đường phố. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong bữa ăn ngày Tết không nên thiếu rau vì đó là những vitamin cần thiết cho cơ thể.
Đã thành thói quen, vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường dự trữ các loại thức ăn giàu chất đạm như: giò chả, nem, lạp xườn, thịt các loại... mà cắt bớt các món rau, hoa quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong bữa ăn ngày Tết không nên thiếu rau vì đó là những vitamin cần thiết cho cơ thể.
Dịp Tết, tỷ lệ người sử dụng bia rượu cũng tăng lên. Theo nhiều nghiên cứu, uống bia rượu trong mức cho phép tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch. Tuy nhiên, việc quá chén trong những ngày Tết sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường.
Rau xanh, rượu bia trong bữa ăn ngày Tết
Rau, quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau, quả được sử dụng nhiều trong ngày Tết gồm: rau thơm (xà lách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi...) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt, rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quýt...) là nguồn vitamin C tốt. Vitamin C trong quả không bị mất mát do chế biến. Beta - Caroten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, đỏ da cam hay xanh sẫm như ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá... Rau xanh là nguồn acid folic, vitamin K. Các loại rau, đậu có nhiều vitamin nhóm B (B1, B2).
Rau, quả còn chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm đặc biệt là Kali, Canxi, Magiê có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm tan. Rau quả cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ. Chất xenluloza của ngũ cốc, ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hoà nhu động ruột chống táo bón đồng thời giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Vì vậy, trong bữa ăn ngày Tết các bạn đừng quên rau quả, có thể ăn với số lượng nhiều và thoải mái, chứ không nên chỉ các món ăn chế biến từ thịt, cá, hải sản.
Một chút rượu, bia chúc Tết sẽ khiến tinh thần phấn chấn, đầu óc tỉnh táo hơn. Chúng cũng có tác dụng làm tăng nhịp tim và sức co bóp cơ tim, làm lưu thông máu nhịp nhàng hơn. Những người có sức khỏe bình thường, có thể uống điều độ một lon bia hoặc một ly vang mỗi ngày Tết để giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng chế độ dinh dưỡng.
Tác hại của việc ăn thiếu rau, uống nhiều bia rượu
Ngày Tết, mọi người không nên lạm dụng thức uống có cồn. Nhiều người “vui quá chén”, không lường được những tác hại của bia rượu, dẫn đến sức khỏe suy sụp.
Hiện nay, trường hợp ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng ngày càng tăng. Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu ngày càng tăng. Trong đó, gan là một trong số các cơ quan chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất do bia rượu.
Triệu chứng ngộ độc rượu thường là ngủ say li bì, không biết gì. Có người nằm cả ngày, gia đình tưởng ngủ không gọi dậy, đến khi lay mãi không tỉnh mới đưa vào bệnh viện cấp cứu thì đã muộn.
Loại rượu gây ngộ độc nhiều nhất là sản phẩm do người dân tự nấu, tự pha chế, vì có nồng độ methanol và ethyl glycol cao. Các vụ ngộ độc rượu có nồng độ methanol cao thường rơi vào người sống ở nông thôn do sử dụng thành phẩm rẻ. Chưa kể, nhiều cơ sở còn mua rượu này về pha chế và đóng vào các chai dán mác ngoại.
Rượu, bia còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hành vi thiếu chuẩn mực trong xã hội, gây ra tai nạn giao thông và nhiều bệnh khác. Gây rối loạn tâm thần, xơ gan hay thậm chí là nguy cơ mù lòa, tử vong do lạm dụng đồ uống có cồn thường xuyên hoặc không đảm bảo chất lượng.
Việc tiêu thụ quá ít rau, dư thừa chất béo, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động trong ngày Tết chính là những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch, táo bón, rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng miễn dịch và mất cân bằng trọng lượng cơ thể. Bữa ăn của người Việt trong ngày Tết đang “nhiều thịt, ít rau và thừa chất béo”.
Trong ngày Tết nhiều người chỉ tập trung ăn các món thịt mà bỏ quên loại thực phẩm quan trọng là rau xanh. Lười ăn rau có thể gây nên nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, thiếu các vi chất cần thiết.
Dịp Tết đừng ăn thiếu rau, không uống nhiều bia rượu
Việc lạm dụng bia rượu về số lượng, chủng loại, đặc biệt trong số đó có nhiều loại rượu giả, rượu lậu, hay tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác. Đặc biệt là hàng giả được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn Methanol) do gian lận thương mại... đã và đang gây ngộ độc cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Rượu, bia không chỉ gây ngộ độc mà còn là nguyên nhân gián tiếp của nhiều loại bệnh trong đó có ung thư. Càng uống nhiều rượu thì nguy cơ gây ung thư càng cao. Do đó, nếu có sử dụng rượu, bia, nhất là trong dịp Tết này, cần uống càng ít càng tốt.
Bạn có thể thay thế các thức uống có độ cồn cao trong ngày tết bằng các thức uống bổ dưỡng như sinh tố, nước ép rau củ quả (cà rốt, táo, dưa hấu) giúp tăng cường sinh lực, bổ sung nguồn năng lượng tự nhiên. Muốn hỗ trợ cơ thể thải bỏ độc tố, bạn có thể sử dụng công thức sinh tố thập cẩm như cà chua, lê và lá bạc hà cùng một lát chanh tươi.
Để đón Tết vui vẻ, mỗi người cần lựa chọn thực phẩm an toàn, hiệu quả, kiểm soát được bản thân với rượu bia và không quên uống thuốc giải độc, bảo vệ gan.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo trong bữa ăn ngày Tết, các gia đình không nên thiếu rau xanh. Các gia đình nên tăng cường thêm rau xanh trong mỗi bữa ăn. Việc tăng cường chất xơ sẽ góp phần hạn chế hấp thu chất béo. Hơn nữa, do ngày Tết thường ít vận động, nghỉ ngơi nhiều hơn nên mỗi người luôn chú ý khẩu phần ăn tổng thể trong ngày Tết phải ít hơn ngày đi làm.
Việc phân bổ những món ăn rau, củ, quả đa dạng “nhiều màu sắc” cho các bữa ăn trong ngày Tết không chỉ giúp mọi người cảm thấy ngon miệng, mà còn bổ sung cho cơ thể các sinh tố cần thiết như vitamin C, vitamin E, beta carotene, khoáng chất và chất xơ tự nhiên có chứa trong rau lá như rau muống, rau cải, cải xoong, súp lơ, bắp cải, đậu cô-ve... trong rau củ như cà chua, dưa chuột, bầu, bí, su hào, cà rốt, măng... và trong các loại quả như cam, quýt, xoài, dứa... Thực đơn mỗi ngày trong dịp Tết của gia đình nên có món rau trộn với các nguyên liệu thay đổi như cà chua, bông cải, trái lê, táo, dưa leo... Đây là một trong những biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh sau những ngày Tết.
Rau xanh chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể nên trong bữa ăn, bạn hãy cố gắng bổ sung nhiều rau xanh, vừa có tác dụng chống ngán từ đồ ăn nhiều dầu mỡ vừa có lợi cho sức khỏe.
Một số lời khuyên khi mua và sử dụng rau xanh, rượu bia trong ngày Tết
Tết cổ truyền là dịp vui nhất trong mỗi gia đình, nhưng để dịp vui đó được trọn vẹn, bạn cần nhớ:
- Không nên mua và ăn uống các loại thực phẩm có phẩm màu lòe loẹt.
- Chỉ mua các thực phẩm có số đăng ký chất lượng, địa chỉ sản xuất rõ ràng và còn hạn dùng.
- Rau quả nhớ rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
- Không nên uống nhiều bia rượu.
- Không ăn thức ăn ôi thiu, có mùi lạ để đề phòng ngộ độc. Nên ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín.
Vào dịp lễ Tết, trước vô số món ăn nhiều chất đạm lẫn chất béo như thịt mỡ, bánh chưng... cơ thể cần được cân bằng dinh dưỡng để tránh tích tụ nhiều mỡ thừa. Vì vậy trong những ngày này, chúng ta nên ưu tiên các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả chứa nhiều sinh tố và giàu chất xơ, dễ tiêu hóa. Cũng không nên lạm dụng quá nhiều bia rượu trong những cuộc chơi để đảm bảo sức khỏe. Vì sức khoẻ của bạn và gia đình bạn hãy ăn uống điều độ, hợp lý và hợp vệ sinh trong những ngày Tết, bạn nhé!
Hiền Trần