Đình chỉ thai bằng thuốc: Nên hay không nên?
Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do thiếu kiến thức về đình chỉ thai. Phương pháp đình chỉ thai bằng thuốc được xem là một trong những biện pháp an toàn và ít để lại di chứng nhất. Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đình chỉ thai bằng thuốc: Nên hay không nên?
Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do thiếu kiến thức về đình chỉ thai. Phương pháp đình chỉ thai bằng thuốc được xem là một trong những biện pháp an toàn và ít để lại di chứng nhất. Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đình chỉ thai là gì?
Đình chỉ thai (hay còn gọi đình chỉ thai nghén) dùng để nói về việc chủ động kết thúc sớm thai kỳ của chị em so với quy luật về thời gian mang thai và sinh con như thông thường. Đây là biện pháp can thiệp y khoa không phức tạp nhưng quy trình thực hiện cần tuân thủ những yêu cầu nhất định về đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sản phụ.
Đình chỉ thai không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Theo ghi nhận, hiện nay số lượng người từng đình chỉ thai liên tục tăng, đặc biệt ngày càng trẻ hóa về độ tuổi.
Các trường hợp đình chỉ thai
Đình chỉ thai thường áp dụng đối với các trường hợp phổ biến sau đây:
- Mang thai ngoài ý muốn: đây là một trong những lý do phổ biến khi lựa chọn hình thức đình chỉ thai. Khi quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp tránh thai an toàn, hoặc có sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn mang thai, bị xâm hại, ... đều dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn. Nếu sản phụ không muốn sinh con sẽ đình chỉ thai để chấm dứt thai kỳ.
- Thai nằm ngoài tử cung: túi thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm lệch ra ngoài. Vấn đề này cần đình chỉ thai càng sớm càng tốt nhằm tránh tình trạng túi thai vỡ gây chảy máu trong ổ bụng, nguy hiểm đến tính mạng.
- Thai chết lưu: khi bào thai đã hình thành nhưng bị chết và mắc lại trong tử cung cần đình chỉ thai và tiến hành thủ thuật nạo hút kịp thời để không ảnh hưởng đến an toàn của sản phụ.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh nặng: trong trường hợp siêu âm mà phát hiện bị dị tật bẩm sinh nặng, tỷ lệ sống sót khi sinh ra thấp thì bác sĩ sẽ chủ động đình chỉ thai với sự tư vấn và đồng ý của sản phụ.
- Thai nhi không có tim thai: nếu sau 12 tuần vẫn không thấy tim thai thì nguy cơ cao là thai đã chết lưu. Do đó, cần làm xét nghiệm để có kết luận chính xác. Nếu đúng là thai chết lưu cần điều trị bằng cách đình chỉ thai nhằm đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Khi nào nên đình chỉ thai bằng thuốc?
Hiện nay, đình chỉ thai có nhiều phương pháp để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ và khả năng sinh sản về sau như nạo hút, nong gắp, kovax. Ngoài ra, các phương pháp đình chỉ thai còn dựa trên tuần tuổi của thai để lựa chọn cho phù hợp.
Đối với trường hợp đình chỉ thai bằng thuốc được khuyến cáo cho sản phụ muốn chấm dứt thai kỳ khi thai được 3 đến 7 tuần tuổi.
Đình chỉ thai bằng thuốc là cách dùng thuốc có dược tính để đào thải thai ra ngoài cơ thể sản phụ mà không cần can thiệp ngoại khoa. Tuổi thai nhỏ thì nên đình chỉ thai bằng thuốc bởi phương pháp này ít gây đau đớn, hạn chế biến chứng như viêm dính buồng tử cung, thủng tử cung, ... Tuy nhiên, đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu kéo dài, mất máu, chóng mặt, choáng váng, nguy cơ thai ngoài tử cung cao.
Các loại thuốc thường dùng trong đình chỉ thai là mifepristone 200mcg, misoprostol 200mg thuộc nhóm progesterone và prostaglandine. Để phát huy những ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của đình chỉ thai bằng thuốc, bạn không được tự ý mua thuốc đình chỉ thai tại nhà mà bắt buộc phải đến các cơ sở y tế uy tín và thực hiện đình chỉ thai dưới sự tư vấn giám sát của bác sĩ.
Cần uống thuốc đủ và đúng liều lượng. Tránh uống thuốc vào ban đêm bởi sẽ gây nguy hiểm cho người uống (mất máu nhưng không biết,..). Đồng thời, theo dõi sát sao mọi biểu hiện của cơ thể để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Sau khi đình chỉ thai bằng thuốc cần lưu ý điều gì?
Đình chỉ thai bằng thuốc là biện pháp an toàn ít biến chứng, ít khả năng gây hiếm muộn (ngoại trừ sót nhau hoặc nhiễm trùng tử cung). Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mẹ, chị em cần lưu ý những điều sau:
- Sau khi uống thuốc cần quay trở lại tái khám để kiểm tra tình trạng thai đã được tống ra ngoài hoàn toàn hay chưa. Tái khám định kỳ cũng giúp bạn được tầm soát lại hiệu quả của đình chỉ thai bằng thuốc, tránh biến chứng.
- Sau khi đình chỉ thai bằng thuốc tránh làm việc nặng, hoạt động quá sức trong vòng 1 -2 tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể của sản phụ có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.
- Lưu ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Không nên thụt rửa âm đạo vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên quan hệ tình dục quá sớm sau khi đình chỉ thai bằng thuốc. Nên để cho cơ quan sinh sản không còn bị tổn thương, lành lặn trở lại. Đặc biệt, nếu chưa sẵn sàng có con, hãy chủ động ngừa thai một cách an toàn.
- Nếu dịch âm đạo ra nhiều, hoặc tiết khí hư có mùi hôi, kèm theo triệu chứng sốt, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
- Khi không có kinh nguyệt trở lại sau khoảng 6 tuần đình chỉ thai bằng thuốc, bạn cũng nên tái khám để xác định nguyên nhân và điều trị.
Xem thêm:
- 24 hoàn cảnh khác nhau và nghị lực vượt qua cú sốc phá thai
- Những điều cần làm để chăm sóc sức khỏe sau khi phá thai
- Bệnh viện phụ sản Trung ương có phá thai không?