Điều trị viêm phổi cho trẻ trong bao lâu?

Trẻ nhỏ sức đề kháng thường kém hơn người lớn, vì vậy nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến trẻ bị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh viêm phổi. Vậy bệnh viêm phổi ở trẻ em điều trị trong bao lâu? Có những biện pháp điều trị bệnh phổi cho trẻ tại nhà như thế nào?

Điều trị viêm phổi cho trẻ trong bao lâu? Điều trị viêm phổi cho trẻ trong bao lâu?

Thông tin dưới đây của HoiBenh sẽ cung cấp những cách điều trị viêm phổi cho trẻ mà bố mẹ cần biết.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị viêm phổi

Nguồn gây bệnh:


- Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Đối với trẻ nhỏ sẽ có các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, hemophilus influenzae, sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae....


- Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus....


- Mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.


- Trẻ bị nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm.

vicare.vn-dieu-tri-viem-phoi-cho-tre-trong-bao-lau-body-1

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Ủ ấm trẻ quá kỹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi: Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Cho nên khi mặc đồ cho trẻ quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Ở bé mới sinh bị viêm phổi là do các loại vi khuẩn như Listeria (Coli, các vi khuẩn Gram âm) gây ra. Bé có thể bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ, hay khi sinh (do khi sinh bé hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ), hoặc là sau sinh (do không thực hiện vô trùng nên bé bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc). Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn... cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi ở bé.

Trường hợp bé đẻ non do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi bé bú mẹ thường hay bị nôn trớ. Nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp (hụt hơi, tím tái mặt), lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.

vicare.vn-dieu-tri-viem-phoi-cho-tre-trong-bao-lau-body-2

Các triệu chứng viêm phổ ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm phổi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do đối tượng này có sức đề kháng lại với một trường rất kém, do vậy nên khi quan sát thấy một số hiện tượng xảy ra ở trẻ như sau thì bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Trẻ bỏ ăn, quấy khóc: là dấu hiệu đầu tiên gặp phải của bệnh viêm phổi.

- Sốt cao, sốt kéo dài: Khi cơ thể bị viêm thì cả người lớn và trẻ nhỏ đều gặp phải dấu hiệu là sốt. Trường hợp, với bệnh viêm phổi mãn tính ở trẻ cũng vậy thường trẻ hay sốt cao và kéo dài từ 2-4 ngày. Cần đưa trẻ tới bệnh viện gấp khi thấy sốt cao bởi nguy cơ gây nên biến chứng co giật do sốt cao là rất lớn.

- Trẻ bị ho: Ho kèm theo có đờm hoặc không thường kéo dài dai dẳng.

- Nhịp thở nhanh: Khi thấy trẻ thở gấp, thở nhanh theo từng lứa tuổi thì bạn nên cảnh giác. Biểu hiện thở nhanh do bệnh viêm phổi mà bạn nên biết như:

  • Biểu hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi: Hơi thở nhanh khi thấy thở 60 lần mỗi phút trở lên thì cần đưa tới viện gấp.
  • Biểu hiện ở trẻ từ 2 tháng tới 1 năm: thấy thở 50 lần/phút trở lên thì cũng nên cảnh giác nguy cơ cao mắc phải viêm phổi ở trẻ.
  • Trẻ từ 1 năm tới 5 tuổi: thấy nhịp thở là 40 lần/phút thì cũng được xem là thở nhanh cần được khắc phục càng nhanh càng tốt.

- Sẽ có biểu hiện rút lõm lồng ngực: Đối với những trẻ bị viêm phổi dạng nặng thì thường gặp phải triêu chứng lõm lồng ngực sâu lúc trẻ hít vào, bố mẹ quan sát thấy phần mềm giữa xương sườn và xương đòn lõm sâu thì lúc này cần đưa trẻ tới bệnh viện gấp.

- Cơ thể bị tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể trẻ, có thể nhận biết triệu chứng ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân lúc này thấy có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại trên cơ thể trẻ thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Khi bố mẹ thấy trẻ có hiện tượng này có nghĩa là đang viêm phổi nặng, nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời rất dễ để lại biến chứng, thậm chí là tử vong.

Viêm phổi điều trị trong bao lâu?

Viêm phổi điều trị trong bao lâu là câu hỏi mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng quan tâm. Đối với trường hợp viêm phổi nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, thời gian chữa khỏi sẽ dao động từ 5 – 10 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng miễn dịch của trẻ, sự phối hợp khi điều trị của bé, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất nhiều.

vicare.vn-dieu-tri-viem-phoi-cho-tre-trong-bao-lau-body-3

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Nếu tình trạng của bé không đáng lo ngại thì bác sĩ có thể cho phép ba mẹ chăm sóc bé tại nhà. Ngoài việc phải tuân thủ theo những lời khuyên và những chỉ định dùng thuốc của bác sĩ các bậc phụ huynh cần chú ý:

- Dùng dụng cụ hút mũi và nước muối sinh lý để vệ sinh mũi trước khi cho bé ăn hoặc bú.

- Cho bé nghỉ ngơi trong phòng tĩnh lặng, ít ánh sáng nhưng sạch sẽ, thoáng mát. Có thể lót một chiếc gối nhỏ dưới vai để giúp trẻ thở dể dàng hơn.

- Cố gắng giữ ấm cho bé nhưng đừng ủ quá ấm làm bé ngột ngạt, đổ mồ hôi. Tránh xa bụi bặm, thường xuyên vệ sinh chăn, nệm vì trong chăn đệm có rất nhiều vi trùng, vi khuẩn ảnh hưởng không tốt đến đường thở của bé và có thể làm cho tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

- Đề phòng bệnh lây lan, người trực tiếp chăm sóc bé cần thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước ấm, đặc biệt trước và sau khi vệ sinh, chăm sóc hay cho bé ăn uống. Hạn chế cho trẻ bệnh tiếp xúc với những trẻ khác. Đừng quên thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn làm cho tình trạng của bé ngày càng xấu đi. Vì vậy, tuyệt đối không hút thuốc trong khu vực có trẻ bệnh. Đồng thời giữ bé tránh xa các loại khói bụi như khói xe, khỏi thải...và những loại hóa chất, môi trường ô nhiễm.

- Đưa bé vào ngồi trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho bé hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần mỗi ngày. Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, lắp lại động tác này trong vòng 10 phút. Việc này giúp các ổ đờm long ra, nhờ đó bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài

- Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu tình trạng của bé không cải thiện hoặc ngày càng xấu hơn, dù bạn đã tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.