Điều trị trĩ hiệu quả ở phụ nữ mang thai
Bệnh trĩ là căn bệnh khá hay gặp ở mẹ bầu do các bà bầu có thói quen nhịn tiểu làm cho bệnh thêm nặng hơn. Vậy lí do vì sao các bà bầu dễ mắc trĩ? Có những cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh.
Điều trị trĩ hiệu quả ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu
Trên thực tế, luôn có một ống ngắn chứa các mạch máu nối trực tràng và hậu môn của bạn. Khi bị táo bón thì các mạch máu giống như lớp đệm lót sẽ bị sưng lên. Mỗi lần phân đi qua chạm vào vùng bị sưng tấy đó sẽ khiến hậu môn của bạn bị chảy máu, bị ngứa hoặc thậm chí có thể là đau như bị ong châm.
Khi mang thai, lượng máu của bà bầu tăng lên khiến tử cung của bà bầu bắt đầu bị dồn ép ở vùng xương chậu. Tình trạng này sẽ khiến các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn trở nên bị phồng to hơn. Kết quả là dẫn đến các tĩnh mạch đó nổi lên thành các u cục giống như các quả nho. Theo các bác sĩ thì không thể điều trị bệnh trĩ hoàn toàn, đặc biệt là khi bạn đang mang thai.
Nột số cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Uống nhiều nước
Các chuyên gia cho rằng, uống ít nhất từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm sự khó chịu cho bệnh trĩ khi bị bầu bí. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng giúp cho bà bầu tránh bị táo bón, một trong những căn bệnh phổ biến mà phụ nữ mang thai nào cũng có thể mắc phải.
Bổ sung thực phẩm nhiều nước trong thực đơn hàng ngày
Bên cạnh việc uống nhiều nước ra thì bà bầu cần bổ sung nước qua nhiều thực phẩm khác như rau, củ, quả cùng trái cây. Đặc biệt, bà bầu nên uống nước ép hoa quả vì chúng rất tốt khi chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé. Đây cũng là một cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu khá hay và hiệu quả.
Bà bầu nên vận động thích hợp
Theo các bác sĩ, khi mang thai bạn không nên ngồi nhiều cũng không nên đứng nhiều vì điều này có thể gây nhiều áp lực cho vùng hậu môn. Bởi thế nên bạn hãy vận động thích hợp hàng ngày, bao gồm cả việc nên thay đổi nhiều tư thế khác nhau như có thể đứng, ngồi, nằm nghiêng hoặc nằm thẳng và nên đi lại.
Sử dụng gel bôi trơn
Thêm một cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu đó là sử dụng gel bôi trơn. Mỗi lần khi đi đại tiện và vệ sinh xong, bà bầu có thể sử dụng gel bôi trơn đặc trị bệnh trĩ để bôi vào bên trong thành ống hậu môn của mình. Tuy nhiên, với cách này thì hãy chắc chắn rằng bạn làm đúng cách và nhẹ nhàng để không làm xước da hay nhiễm trùng da.
Bôi cồn thuốc kim sa
Bôi cồn thuốc kim sa cũng là một cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu. Cách này khá đơn giản. Bạn hãy cho một thìa canh cồn thuốc kim sa vào một lít nước sạch. Sau đó chỉ việc đổ hỗn hợp này vào chai. Khi dùng thì dùng bông thấm dung dịch để đắp vào hậu môn 2 lần mỗi ngày và nhớ là không cần rửa lại.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng là cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu cực đơn giản. Nếu bạn không thể tắm nước ấm nhiều lần mỗi ngày thì hãy cố gắng thư giãn cơ thể trong bồn nước ấm vào mỗi buổi sáng, thêm một lần nữa vào buổi tối trước khi đi ngủ để giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Theo các bác sĩ thì chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Với phụ nữ mang thai thì trái cây và rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt nhất để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau như làm sinh tố, hấp hay làm bánh...để không bao giờ cảm thấy nhàm chán với các thực đơn làm từ rau, củ và quả.
Sử dụng khăn lau của em bé
Các bác sĩ khuyên bà bầu bị trĩ không nên sử dụng khăn giấy vệ sinh khô, mà thay vào đó, hãy dùng khăn lau của em bé để có thể hạn chế gây tổn thương cũng như khó chịu cho vùng da hậu môn bị tổn thương, cả ở trong và ở ngoài.
Không nhịn đại tiện
Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu cực kì quan trọng cuối cùng đó là không được nhịn đi đại tiện. Nếu như bạn cảm thấy khó chịu và cần đi vệ sinh ngay thì đừng cố nhịn. Hãy cố gắng đi “giải quyết” vấn đề của bạn ngay vì nếu không phân sẽ bị khô cứng và khi đi qua hậu môn sẽ khiến ống hậu môn của bạn bị đau rát, khó chịu hay tạo búi trĩ, thậm chí có thể gây chảy máu.
Như vậy, có khá nhiều cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu. HoiBenh khuyên mẹ nên dắt túi những kinh nghiệm này để giúp cơ thể dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ.Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Bị trĩ khi mang thai cần phải làm gì?
- Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?