Điều trị cho trẻ bị động kinh cần lưu ý gì?

Động kinh ở trẻ không phải là hiếm gặp, bệnh gặp phải do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy nếu không quan sát và chuyên tâm chăm sóc con thì bậc cha mẹ sẽ không sớm phát hiện và điều trị cho trẻ bị động kinh kịp thời.

Điều trị cho trẻ bị động kinh cần lưu ý gì? Điều trị cho trẻ bị động kinh cần lưu ý gì?

Bệnh động kinh ở trẻ là gì?

Động kinh là tình trạng bất thường của hệ thần kinh, đó là sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số tế bào noron thần kinh trong vỏ não trẻ. Chính những xáo trộn đó dẫn đến rối loạn hệ thần kinh gây các cơn động kinh như co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, cắn lưỡi, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện...

Biểu hiện thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ

Động kinh ở trẻ có biểu hiện khá đa dạng tùy thuộc vào vùng não bộ bị ảnh hưởng cũng như các dạng động kinh mà trẻ gặp phải. Cơn động kinh ở trẻ có thể thau đổi từ việc không thể phát hiện do diễn ra rất ngắn hay động kinh diễn ra trong thời gian dài gây chấn động mạnh.

  • Cơn co giật:

Các cơn co giật khi bị động kinh ở trẻ thường diễn ra bất ngờ khiến cho trẻ không kiểm soát được, bị ngã vật ra. Con co giật động kinh bắt đầu bằng việc co cứng từ 15 – 30 giây. Sau đó co giật các bắp thịt trong một vài phút kèm theo một số triệu chức khác như sùi bọt mép và trơn mắt. Do co giật khiến cơ thể trẻ mệt mỏi chính vì vậy mà cần một khoảng thời gian nhất định mới ổn định lại bình thường. Co giật trong động kinh thường có xu hướng tái phát, vì vậy cha mẹ cần đưa con đi khám và điều trị cho trẻ bị động kinh sớm.


vicare.vn-dieu-tri-cho-tre-bi-dong-kinh-can-luu-y-gi-body-1

  • Mất ý thức tạm thời


Mất ý thức trong khoảng từ 5 – 30 giây và lặp lại nhiều lần trong ngày cũng là biểu hiện thường gặp ở trẻ bị động kinh trong độ tuổi từ 4 – 15 tuổi. Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày như đang chơi, đang nói, đang ăn... thì dừng lại hay nhìn chằm chằm vào một thứ. Triệu chứng này thường khó để phát hiện nếu không quan sát kĩ.

  • Co thắt sơ sinh

Đây là một dạng động kinh khá đặc biệt, thường bị đột ngột co thắt gây cúi gập về phía trước, đầu gối co lại, 2 tay hất lên cao triệu chứng này thường xảy ra một vài giây sau đó cơ thể lại bình thường trở lại. Triệu chứng này thường khởi phát ở trẻ sơ sinh từ tháng 12 cho đến 4 tuổi thì dừng lại sau đó có thể chuyển sang triệu chứng khác.

  • Động kinh trong khi ngủ

Nhiều trẻ xảy ra các triệu chứng động kinh trong khi ngủ. Khi đó trẻ đột ngột bị co giật và tỉnh giấc lúc nửa đêm có thể kèm theo tình trạng tiểu tiện không tự chủ được... đến sáng hôm sau trẻ thường mệt mỏi.


Điều trị cho trẻ bị động kinh

Việc sớm phát hiện và điều trị cho trẻ bị động kinh là việc là vô cùng cần thiết thực hiện càng sớm càng tốt. để việc điều trị đạt hiệu quả, nhanh chóng cha mẹ cần lưu ý:


  • Quan sát, theo dõi và ghi chép các con co giật của con sau đó trao đổi với bác sĩ điều trị khi đi khám bệnh để có biện pháp điều trị bệnh thích hợp với tình hình của trẻ.

  • Cho con uống thuốc đúng thời gian, liều lượng không được tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc để tránh ảnh hưởng đến tình hình bệnh của trẻ.

  • Hạn chế cho con sử dụng các thiết bị điện tử, có sóng mạnh như điện thoại, máy tính, ipad... để tránh kích thích các hệ thần kinh làm việc giảm cơn động kinh.

  • Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để ổn định trạng thái, tránh đánh thức con trong lúc ngủ.

  • Thường xuyên động viên, quan tâm chia sẻ hỏi han con để tránh những căng thằng về tâm lý, những mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa.