Điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh hai tháng tuổi

Cơ thể trẻ sơ sinh hai tháng vẫn còn non nớt nên rất cần chú ý chăm sóc tốt để bé phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ.

Điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh hai tháng tuổi Điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh hai tháng tuổi

Bé nhà bạn vừa được 5 tuần, bạn có thể bắt gặp những nụ cười đầu tiên của bé. Điều đó làm bạn cảm thấy hạnh phúc những vẫn còn nhiều mối bận tâm khác vẫn còn khiến bạn lo lắng bồn chồn như: việc nửa đêm bé tỉnh giấc, cân nặng của bé không tăng... Bài viết này, HoiBenh sẽ chia sẻ với bạn cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Cân nặng, chiều dài cơ thể

Cân nặng và chiều dài cơ thể trung bình của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi còn phụ thuộc vào giới tính của trẻ. Đối với bé trai, chiều dài cơ thể cao và cận năng trung bình lần lượt là 55.5 - 60.7 cm, và 4.3 – 6.0 kg, đối với bé gái thì chỉ số này thấp hơn so với bé trai cụ thể là chiều dài cơ thể 54.4 – 59.2 cm và cân nặng 4.0 – 5.4 kg.

Các vận động của trẻ hai tháng tuổi

Khi được 2 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết kiểm soát được cơ thể nhiều hơn. Trẻ có thể giữ được đầu cân bằng khi nằm và rất thích đưa tay lên mồm mút, với tay bắt những vật mà bé thích trước mặt. Cử động của ngón tay cũng bắt đầu linh hoạt hơn, có thể nắm giữ vật trong tay một thời gian ngắn.

Thời gian ngủ

HoiBenh.vn¬¬_dieu-dan-biet-khi-cham-soc-tre-so-sinh-hai-thang-tuoi-body-1

Thời gian ngủ của trẻ sẽ ít đi khoảng 12 – 14 tiếng/ngày.

Bước sang tuần thứ 6, thời gian ngủ của trẻ sẽ ít đi khoảng 12 – 14 tiếng/ngày. Nhưng bé vẫn sẽ ngủ rải rác suốt ngày, nếu ngày bé đã ngủ quá nhiều thì bé sẽ dậy thức đêm để chơi. Chính vì vậy, ban ngày bạn nên đánh thức bé dậy, không nên để bé ngủ ngày quá lâu tập cho bé thói quen ngủ đêm liền mạch tới sáng.

Sự phát triển của giác quan

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có khả năng nhìn những vật trong phạm vi khoảng 45 cm. Cơ quan thính giác của trẻ cũng đang bắt đầu hoàn thiện, trẻ có thể nghe được nhưng âm thanh ở gần và hướng mắt nhìn về phía âm thanh phát ra.

Giao tiếp của trẻ hai tháng tuổi

Cách thức giao tiếp của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi chủ yếu là khóc. Nhưng bé cũng đã bắt đầu có những phản ứng giao tiếp với bạn. Bé sẽ phản ứng lại khi nghe thấy giọng nói và khi nhìn thấy mặt bạn, mỗi bé có một cách phản ứng khác nhau: có thể là chớp mắt, cử động mắt hoặc ngước cổ. Đặc biệt khi bạn ngay chú ý tới bé bằng những đồ chơi lục lạp bé có thể sẽ có hàng động đưa tay ra với đồ.

>>> Xem thêm: Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

HoiBenh.vn¬¬_dieu-dan-biet-khi-cham-soc-tre-so-sinh-hai-thang-tuoi-body-2

Việc bú sữa mẹ hoàn toàn vừa giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa tăng khả năng đề kháng cho bé.

Cơ thể trẻ sơ sinh hai tháng vẫn còn non nớt nên rất cần chú ý chăm sóc tốt để bé phát triển tốt cả tể chất và trí tuệ. Đối vơi nhu cầu dinh dưỡng, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rất đề kháng còn kém vậy nên việc bú sữa mẹ hoàn toàn vừa giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa tăng khả năng đề kháng cho bé. Bạn cũng có thể thực hiện massage nhẹ nhàng tay chân, lưng bụng vừa tạo được sự gần gũi với bé vừa giúp thoái mái, tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa... Thêm vào đó, việc giao tiếp với bé trong thời gian này cũng rất quan trọng sẽ giúp bé hình thành được từ ngữ và biểu cảm.

3. Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh hai tháng tuổi

  • Tránh chiếu ánh sáng mạnh vào mắt bé
  • Không nên nói to hay gây những âm thanh quá to khi ở gần bé, đặc biệt trong lúc bé ngủ
  • Khi bé ngủ không để bé nằm sấp dễ dẫn tới hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
  • Không để những thứ như chăn, gối, gấu bông quanh chỗ bé ngủ tránh những vật này đè lên khiến bé khó thở
  • Vào ban ngày thì cứ khoảng 2 - 4 tiếng, đánh thức bé dậy cho bé bú.

Bạn cũng có thể đưa trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng chú ý chỉ nên đưa trẻ ra khi lượng bức xạ thấp để không làm ảnh hưởng tới làn da mỏng manh của trẻ. Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết để chăm sóc cho bé yêu của mình.

>>> Xem thêm: Những sai lầm cha mẹ thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh