Điện giật ở trẻ và cách phòng tránh
Điện giật là một hiện tượng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do đó, hãy trang bị cho mình những điều cần biết về điện giật ở trẻ trong bài viết dưới đây
Điện giật ở trẻ và cách phòng tránh
Với trẻ nhỏ, ổ điện trong nhà luôn có "sức hấp dẫn" kỳ lạ. Có lẽ vì như vậy nên dù các bố mẹ hết sức cảnh giác nhưng số vụ trẻ bị điện giật vẫn không hề ít. Làm thế nào khi con bạn bị điện giật? Chúng tôi có vài gợi ý trong bài viết dưới đây.
Nếu bé trực tiếp tiếp xúc với nguồn điện - qua ngón tay, ngón chân hoặc miệng-thì dòng điện sẽ chạy qua cơ thể của bé. Tùy thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian tiếp xúc với nguồn điện của bé mà nó có thể gây ra hai trường hợp khác nhau. Hoặc bé sẽ bị tê hoặc chấn thương nghiêm trọng.
Nếu vết điện giật ở trẻ nhẹ, bé sẽ sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài. Tuy nhiên nếu dòng điện đủ mạnh thì khi vào cơ thể của bé, nó sẽ làm hỏng tất cả các mô khi đi qua.
Nếu bé bị điện giật, bé có thể bị bỏng, tê hoặc ngứa, co thắt cơ, đau đầu hoặc mất thính lực. Dòng điện với cường độ cao có thể làm bé bất ỉnh, ngừng thở, co giật, ngừng tim, tổn thương não, tim, hoặc các cơ quan khác, hoặc thậm chí tử vong.
Nên làm gì khi bé bị điện giật?
Nếu bé ngừng thở, gọi cấp cứu trong khi thực hiện hô hấp nhân tạo
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của điện giật ở trẻ, hãy tắt nguồn điện nếu có thể. Rút dây, tắt cầu dao điện, hoặc tắt cầu chì. Không được chạm vào trẻ bằng tay trần khi bé đang tiếp xúc với nguồn điện và đảm bảo mọi thứ xung quanh và cả bạn phải khô ráo để tránh bị điện giật. Nếu cần cách ly trẻ khỏi nguồn điện sử dụng một chiếc gậy không phải kim loại và không dẫn điện như một cái chổi gỗ hoặc một cuốn tạp chí.
Khi trẻ không còn tiếp xúc với nguồn điện, kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé ngừng thở, gọi cấp cứu trong khi thực hiện hô hấp nhân tạo. Nếu chỉ có bạn và bé, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo trong vòng 2 phút sau đó mới gọi cấp cứu.
Nếu bé thở bình thường, kiểm tra da của bé. Gọi trợ giúp nếu màu da có vẻ nhợt nhạt. Tiếp tục theo dõi hơi thở của bé và bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu bé ngừng thở. Quan sát vùng da bị bỏng nếu có. Điện giật có thể gây ra bỏng nghiêm trọng. Ngay cả khi vết bỏng nhìn trông không tồi tệ, chúng cũng có thể là vết bỏng rất sâu và đau. Bỏng trên môi cũng đôi khi khó phát hiện.
Nếu bé bị bỏng, không chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên trên vết bỏng trừ khi bạn chắc chắn rằng vết bỏng rất nhỏ. Đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. (Nếu vết bỏng nhỏ cũng có thể đưa đến bác sỹ gần đó).
Các bác sỹ có thể làm sạch và xử lý vết bỏng, đồng thời kiểm tra những tổn thương bên trong. Nếu nghĩ rằng trẻ đau đớn, hỏi bác sỹ xem có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen cho bé hay không. Nếu bác sỹ nghĩ rằng bé bị tổn thương nội quan, họ sẽ kiểm tra bằng các thiết bị công nghệ cao. Nếu vết bỏng nặng bé sẽ phải nhập viện.
Những nguyên nhân phổ biến gây điện giật ở trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Cắn hoặc nhai dây điện
- Dùng vật kim loại chọc vào ổ điện hoặc đưa phần cơ thể vào ổ điện
- Chơi với dây điện và đèn (chẳng hạn như nghịch cây Giáng sinh)
Có thể làm gì để phòng tránh điện giật ở trẻ?
Rút tất cả các thiết bị khi không sử dụng
- Cho đến khi em bé nhận thức được phải tránh xa ổ điện hãy che chắn chúng bằng đồ nội thất nặng hoặc vật che chắn chuyên dụng.
- Thay thế dây điện bị sờn và để tất cả các dây điện xa khỏi tầm tay của bé.
- Sử dụng mạch ngắt nối đất cho các thiết bị trong phòng tắm, nhà bếp và cả ở sân vườn. Một cầu dao ngắt điện khẩn cấp để tắt nguồn điện. Những thiết bị ngắt mạch sẽ giúp ngăn ngừa điện giật ở nơi ẩm ướt.
- Rút tất cả các thiết bị khi không sử dụng hoặc sử dụng ở nơi khô ráo. Ví dụ lay khô tóc ở phòng ngủ thay vì phòng tắm.
- Khi cho trẻ chơi ngoài trời, chú ý kiểm tra cột điện hay dây điện có chắc chắn và xa tầm của trẻ hay không, đặc biệt là sau cơn bão.
Nguồn: Babycenter