Diễn biến bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các virus khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa, và đặc biệt là mùa hè. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời diễn biến của bệnh tay chân miệng gây hậu quả khó lường.
Diễn biến bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Triệu chứng
Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như: Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ không nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
Người bị bệnh tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hay chỉ loét miệng. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Đường lây lan của bệnh
Virus gây bệnh tay chân miệng còn có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân).
Bệnh không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tay chân miệng do một số vi rút đường ruột gây ra, hay gặp nhất là Coxsackievirus A16, A6, A10 và Enterovirus 71.
Bệnh lây truyền chủ yếu theo phương thức trực tiếp: Virus gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt bùng phát, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng, phân của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của người thân, cô bảo mẫu nếu không được vệ sinh sạch sẽ, qua thức ăn, nguồn nước ô nhiễm phân và chất thải của bệnh nhân.
Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm và thường bùng phát vào mùa xuân, hè khi thời tiết ấm và ẩm, thuận lợi cho vi rút nhân lên và gây bệnh.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh, theo đường máu gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc, tim, phổi, hệ thần kinh...
Diễn biến khó lường của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày
Giai đoạn khởi phát: Biểu hiện sớm nhất của bệnh nhân là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5 độ C), đau họng, nôn, có thể tiêu chảy một vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, lưỡi, họng; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các ban đỏ, mụn nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả ở mông, gối. Các mụn nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước.
Ngoài các tổn thương có thể quan sát được ở da và niêm mạc, bệnh tay chân miệng còn có thể gây biến chứng nặng cho hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh dẫn đến nguy cơ tử vong cho trẻ. Một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.
Điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.
Cách phòng bệnh
Cho đến nay, chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;
- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; che miệng và mũi khi hắt hơi và ho; xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách; luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home
Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home
100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng
- Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
- Công thức máu: 69,000 đồng
- CRP định lượng: 88,000 đồng
- Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng
Tổng: 1,317,000 đồng
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
- Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1