Điểm khác nhau giữa phun môi và xăm môi

Phun và xăm môi là các kỹ thuật làm đẹp khá phổ biến mà nhiều chị em hay nhầm lẫn với nhau. Vậy điểm khác nhau giữa phun môi và xăm môi là gì? Hãy tìm hiểu điều này trong bài viết sau.

Điểm khác nhau giữa phun môi và xăm môi Điểm khác nhau giữa phun môi và xăm môi

Điểm khác nhau giữa phun môi và xăm môi

Kỹ thuật phun và xăm môi hiện nay đã không còn xa lạ với các chị em phụ nữ muốn làm đẹp và muốn có đôi môi đỏ, mọng như ý muốn. Tuy nhiên, nhiều chị em còn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa phun môi và xăm môi.

Xăm môi là sử dụng kim đâm vào lớp sừng của da môi để đưa mực xăm vào. Quá trình xăm môi thường kéo dài từ 2 đến 3 giờ, và do da bị đâm và sâu nên cần nghỉ dưỡng nhiều hơn. Phun môi cũng sử dụng kim, nhưng chỉ đâm vào lớp thượng bì của da. Đầu mũi kim siêu nhỏ, chỉ đâm vào da chưa đến 0.2 mm.

Tuy sử dụng kỹ thuật tương tự nhau, nhưng phun môi dùng đầu kim nhỏ hơn, ít gây tổn thương đến da môi hơn. Trong khi đó, xăm môi đâm kim và sâu hơn, gây đau đớn và dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, phun môi giúp cho màu môi được tự nhiên, lâu phai. Màu môi sau khi phun xăm có thể giữ được đến vài năm. Trong khi đó, xăm môi chỉ giữ được một thời gian ngắn.

HoiBenh.vn-diem-khac-nhau-giua-phun-moi-va-xam-moi-bosy-2
Điểm khác nhau giữa phun môi và xăm môi

Những rủi ro khi phun xăm môi

Tuy phun xăm môi là kỹ thuật làm đẹp phổ biến, các chị em cần cẩn thận khi lựa chọn sử dụng biện pháp này. Đặc biệt, chị em cần chọn địa điểm phun xăm môi uy tín để đảm bảo quá trình phun môi diễn ra an toàn, và đạt được kết quả như ý.

  • Nhiễm trùng môi: Thông thường, sau khi phun môi khoảng 2 - 3 ngày, bạn có thể bị sưng ở môi. Lúc này bạn không cần phải lo lắng quá vì chỗ sưng sẽ tự lành. Nhưng nếu 5 - 6 ngày sau, môi vẫn sưng, tấy đỏ kèm theo hiện tượng chảy máu, nổi mụn, môi bị tụ mủ, thì bạn cần đến bác sĩ ngay vì có thể môi đã bị nhiễm trùng.
  • Dị ứng với mực xăm: Do nhiều mực xăm có thành phần hóa chất nên việc da bị dị ứng với mực xăm là hết sức bình thường. Ngoài ra, nhiều cơ sở không uy tín có thể sử dụng mực xăm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, có nguy cơ dị ứng cao.
  • Lây các bệnh truyền nhiễm: Nếu như đầu kim phun xăm môi không được tiệt trùng kỹ càng, đây sẽ là con đường lây bệnh truyền nhiễm dễ dàng. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo rằng kim phun, xăm môi đã được tiệt trùng đúng cách hoặc thay mới.
  • Kết quả phun môi không được như ý: Việc phun môi có đẹp hay không dựa rất nhiều vào kỹ năng và sự khéo léo của bác sĩ thực hiện quy trình. Bởi vậy, bạn nên chọn địa chỉ có uy tín để thực hiện phun xăm môi.

Xem thêm:

  • Phun môi Collagen là làm gì?
  • Xăm môi có hại không?
  • Xăm môi bị sưng thì phải làm thế nào?