Điểm danh những bệnh đặc biệt chỉ có ở cổ tử cung nhưng hay bị bỏ qua

Khi nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của những bệnh thường gặp ở cổ tử cung là cách tốt nhất giúp chị em phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Sau đây là những bệnh đặc biệt chỉ có ở cổ tử cung mà chị em không nên chủ quan

Điểm danh những bệnh đặc biệt chỉ có ở cổ tử cung nhưng hay bị bỏ qua Điểm danh những bệnh đặc biệt chỉ có ở cổ tử cung nhưng hay bị bỏ qua

Khi nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của những bệnh thường gặp ở cổ tử cung là cách tốt nhất giúp chị em phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

1. Những bệnh thường gặp ở cổ tử cung

Dưới đây là những bệnh đặc biệt chỉ có ở cổ tử cung mà chị em không nên chủ quan:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Căn bệnh chỉ có ở cổ tử cung này là tình trạng viêm nhiễm của các lộ tuyến. Khi cổ tử cung bị lộ ra bên ngoài niêm mạc sẽ làm cho các tuyến dễ bị viêm do kí sinh trùng, nấm, vi trùng xâm nhập. Triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng giống như bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung đó là âm đạo tiết dịch trắng bất thường, có mùi hôi khó chịu...Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc. Nếu người bệnh kiên trì điều trị sớm thì hiệu quả càng cao và tránh nguy cơ tái phát bệnh.

vicare.vn-diem-danh-nhung-benh-dac-biet-chi-co-o-co-tu-cung-nhung-hay-bi-bo-qua-body-1

Nang naboth cổ tử cung

Nang naboth cổ tử cung là hiện tượng lớp tế bào biểu mô lát phát triển nhanh và trùm lên biểu mô tuyến ngay ở phần giáp với nối của cổ tử cung. Biểu mô tuyến là biểu mô tiết dịch, vì vậy khi tiết dịch ra mà chất dịch này không thoát ra được và đẩy lên, làm phình to ra.

Nang naboth cổ tử cung có thể tự mất và ít khi phát triển to lên. Tuy nhiên, nếu phát triển quá to bác sĩ sẽ tiến hành chọc để dịch được thoát ra ngoài không gây viêm nhiễm do nang tự vỡ. Chị em không nên quá lo lắng, vì nang naboth cổ tử cung không ảnh hưởng gì tới chu kì kinh nguyệt.

Polyp cổ tử cung

Những bệnh thường gặp ở cổ tử cung không thể bỏ qua polyp cổ tử cung. Đây là một khối u nhỏ xuất hiện tử cổ tử cung ngoài hoặc từ bên trong và lan nhanh ra bên ngoài của cổ tử cung. Hiện tượng này được cấu tạo do các tế bào tuyến tăng sinh phì đại, bao quanh bởi khối mô đệm, đa phần polyp cổ tử cung đều lành tính. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc phình to ra.

Polyp cổ tử cung không có triệu chứng điển hình để nhận biết được rõ ràng, người bệnh chỉ phát hiện ra khi đi khám phụ khoa định kỳ.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi hoặc phát triển một cách bất thường mất kiểm soát. Đặc biệt, ung thư cổ tử cung có thể phát triển và xâm lấn tại chỗ hoặc lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể, gây nguy cơ tử vong bất kì lúc nào.

Có thể phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách đi khám tầm soát định kỳ hoặc tiêm vắc xin để tránh lây nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung.

vicare.vn-diem-danh-nhung-benh-dac-biet-chi-co-o-co-tu-cung-nhung-hay-bi-bo-qua-body-2

2. Cần làm gì để tử cung luôn khỏe mạnh?

Theo thống kê tại Trung Quốc, hàng năm số lượng nữ giới phải cắt bỏ tử cung vượt quá 100 vạn người. Trong khi đó tại Mỹ bình quân 1 phút, có một phụ nữ phải cắt bỏ tử cung. Trên thế giới có tới 20% nữ giới ở độ tuổi 30 mắc bệnh ung xơ tử cung, 300 vạn phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (số liệu thống kê năm 2003).

Cổ tử cung có vai trò rất quan trọng đối với nữ giới, không chỉ bảo vệ vi khuẩn khỏi xâm nhập tử cung, giúp cho cuộc sống vợ chồng thêm thăng hoa hay bảo vệ thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày... Chính vì vậy, việc bảo vệ tử cung là việc làm rất cần thiết đối với mỗi chị em.

  • Chú ý vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hàng ngày (tránh dùng xà phòng hay vòi xịt hoa sen).
  • Sau khi đi vệ sinh chú ý rửa phần phụ từ trước ra sau, tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ đường hậu môn.
  • Thay băng vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt tối thiểu 3h/lần.
  • Nếu thấy khí hư có mủ, mùi hôi khó chịu kèm theo máu... cần đi khám bệnh ngay.
  • Có triệu chứng đau lưng dưới, đau vùng xương cụt, đau bụng dưới khi tới ngày “đèn đỏ” là dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa, cần đi kiểm tra.
  • Khi thấy âm đạo ra máu (không phải do hành kinh) có thể là triệu chứng của bệnh đường sinh dục, cần đi khám để được điều trị.
  • Sinh hoạt tình dục an toàn (chung thủy một vợ một chồng), cần có biện pháp để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường sinh dục.
  • Đi khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
  • Không nên sinh đẻ quá dày hoặc quá nhiều (từ 3 con trở lên).
  • Cần bổ sung thực đơn ăn uống hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là những bệnh thường gặp ở cổ tử cung và cách bảo vệ tử cung luôn khỏe mạnh. Mong rằng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho chị em trong việc phòng tránh bệnh và có sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

  • Sảy thai do polyp cổ tử cung và cách điều trị polyp cổ tử cung
  • Kích thước khối u khi bị ung thư cổ tử cung trong từng giai đoạn
  • 9 hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung và đây là sự thật