Dịch vụ sinh thường tại 3 bệnh viện công lập ở Hà Nội
Vì tình trạng quá tải của các bệnh viện công lập nên nhiều mẹ cảm thấy khá lo lắng khi phải chọn khám thai cũng như sinh con tại các bệnh viện này. Vì thế, bài viết sau đây HoiBenh sẽ giới thiệu đến mẹ dịch vụ sinh thường tại các bệnh viện công lập ở Hà Nội trong bài viết sau đây.
Dịch vụ sinh thường tại 3 bệnh viện công lập ở Hà Nội
Vì tình trạng quá tải của các bệnh viện công lập nên nhiều mẹ cảm thấy khá lo lắng khi phải chọn khám thai cũng như sinh con tại các bệnh viện này. Vì thế, bài viết sau đây HoiBenh sẽ giới thiệu đến mẹ dịch vụ sinh thường tại các bệnh viện công lập ở Hà Nội trong bài viết sau đây.
1. Bệnh viện phụ sản Trung ương ( bệnh viện C )
- Về đội ngũ y bác sĩ: : Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện được đào tạo trong nước và học tập nhằm nâng cao tay nghề tại nước ngoài như Mỹ, Úc, Anh,...
- Về cơ sở vật chất của bệnh viện: 700 giường nội trú, 7 phòng chuyên về khám chức năng, 14 khoa chuyên lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng và có đến 7 trung tâm.
Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu: Đây cũng là một trong những bệnh viện có dịch vụ sinh thường chấp nhận bảo hiểm và sinh mổ theo dịch vụ.
Chú ý khi đi sinh thường:
Cổng chính của bệnh viện là cổng Tràng Thi của bệnh viện gần nhất với phòng khám cấp cứu ở nhà A, do đó khi đi khám thai hoặc đi đẻ bạn nên chú ý đi từ hướng này.
Chi phí mang theo: Người nhà của mẹ chỉ cần mang theo tiền tạm ứng nhập viện là 3 triệu cộng thêm 30.000 đồng tiền khám cấp cứu. Ngoài ra có một số chi phí có thể phát sinh như tiền gây tê màng cứng ( khoảng 1.500.000 đồng)
Chỉ có một người thân trong gia đình được phép ở lại qua đêm để chăm sóc cho mẹ và bé sau khi mẹ sinh xong.
Trong trường hợp nếu mẹ có BHYT, thì ngay trong buổi sáng khi nhập viện, mẹ nên báo cho người nhà mang theo chứng minh thư bản gốc, bản sao cộng thêm BHYT tới phòng hành chính của bệnh viện để được hưởng các chế độ bảo hiểm. Người nhà của sản phụ cũng nên nhớ làm các thủ tục cần thiết trước khi xuất viện.
Sau 24h nếu cả mẹ và bé không có bất cứ biểu hiện đặc biệt nào thì có thể xuất viện
Địa chỉ bệnh viện: Số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại cấp cứu: (04) 382521612. Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Về đội ngũ y bác sĩ: Bệnh viện phụ sản Hà Nội chuyên về sản phụ khoa của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, các bác sĩ tại đây từng có kinh nghiệm trong việc giải quyết các ca đẻ khó cách hiệu quả và nhanh nhất.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện: Bệnh viện này gồm nhiều phòng khám, phòng đẻ, phòng mổ và khu dịch vụ... Bên cạnh đó, bệnh viện còn trang bị nhiều các máy siêu âm thế hệ mới, nội soi...
Khu sinh thường có bảo hiểm: Dịch vụ sinh thường có bảo hiểm là một trong 2 dịch vụ mới được phân ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Cụ thể:
Chi phí: Từ 07/09/2015, các khoản tạm thu khi nhập viện sẽ là:
Đối với tạm thu viện phí vào khoa A2, A3 : 3.000.000 vnđ
Đối với tạm thu viện phí vào khoa A4, A5 : 6.000.000 vnđ
- Các khu này có các loại phòng dành cho 3 người, 5 người và 12 người. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì chỉ có một khu vệ sinh chung duy nhất cho cả khu.
- Thai phụ phải chi trả 70% mức lệ phí đối với BHYT trái tuyến. Còn với bảo hiểm đúng tuyến, thai phụ chỉ phải chi trả mức phí là 20%. Thai phụ cần phải photo trước CMND, thẻ bảo hiểm và giấy chuyển viện (nếu có) kèm theo bản gốc để đối chiếu trước khi làm thủ tục.
- Tại bệnh viện này, các tiện ích như bình nước nóng (phục vụ cho mùa đông) hay điều hòa trong các phòng nghỉ (phục vụ cho mùa hè) thì hiện chưa được trang bị đầy đủ.
Thai phụ cần lưu ý gì khi sinh con tại đây?
Khi lựa chọn dịch vụ sinh thường có bảo hiểm tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, người nhà không được phép vào cùng với sản phụ . Trong quá trình sinh có bất cứ vấn đề nào phát sinh, các bác sĩ sẽ yêu cầu người nhà có mặt ở bên ngoài tiếp tế nước hoặc đồ ăn cho bạn hay lấy thêm các vật dụng cần thiết khác.
Địa chỉ bệnh viện: Đường La Thành, Ngọc Khánh- quận Ba Đình- Hà Nội
Số điện thoại cấp cứu: 04 3834 31813. Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai (Khu Việt- Nhật)
- Giới thiệu qua về khoa sản bệnh viện Bạch Mai: Khoa này thường được gọi tên là Bệnh viện Việt- Nhật. Khoa có 80 giường bệnh ở thời điểm hiện tại.
Những lưu ý cho các thai phụ:
- Làm hồ sơ sinh: Các bác sĩ khuyên mẹ nên làm hồ sơ sinh vào khoảng tuần thứ 28, muộn nhất là trong khoảng tuần thứ 32 đến 33 của thai kỳ, có 2 cách để làm hồ sơ sinh mẹ có thể tham khảo khi lựa chọn dịch vụ sinh thường hoặc mổ tại bệnh viện Việt - Nhật:
- Cách thứ nhất là làm dịch vụ. Mẹ bầu hoặc người nhà có thể gọi điện đến bệnh viện cho y tá trưởng hoặc một người quen trong viện để làm hồ sơ sinh. Với cách này, mẹ phải chịu mất phí từ mức 1.800.000 đến 1.900.000 đồng. Tuy nhiên, dịch vụ làm hồ sơ lại nhanh gọn, dù không cần phải đến viện nhưng mẹ bầu cũng có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
- Tự làm hồ sơ. Với cách này, quá trình cũng diễn ra như hầu hết các bệnh viện khác, gồm: mua phiếu khám (khoảng 30.000 đồng), sau đó làm các thủ tục lập hồ sơ sinh rồi tiến hành các xét nghiệm. Với cách này mẹ có thể tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể nhưng do lượng bệnh nhân trong viện khá đông cộng thêm các thủ tục hành chính tương đối rườm rà nên có khi thai phụ phải làm mất một buổi đến một ngày.
- Chi phí sinh con và lưu trú lại tại viện:
Phí cho dịch vụ sinh thường dao động trong khoảng từ 1.700.000 đến 2.500.000 đồng ( tính cả các xét nghiệm tối thiểu, cộng thêm phí bảo hiểm)Như vậy, HoiBenh vừa cung cấp cho mẹ bầu những thông tin cần thiết về dịch vụ sinh thường tại một số bệnh viện công lập tại Hà Nội. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ có được lựa chọn tốt nhất khi chuẩn bị đến ngày vượt cạn.