Đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Giống như bất cứ tình trạng bất thường nào, đi tiểu ra máu khi mang thai khiến nhiều chị em phụ nữ hết sức hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, chị em hãy thực sự bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để tìm ra căn nguyên của vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời.

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Giống như bất cứ tình trạng bất thường nào, đi tiểu ra máu khi mang thai khiến nhiều chị em phụ nữ hết sức hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, chị em hãy thực sự bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để tìm ra căn nguyên của vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu khi mang thai?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng bàng quang mạn tính) thường gặp ở phụ nữ mang thai do tử cung phát triển, tăng dần kích thước khiến nước tiểu không thoát được từ bàng quang, nhiễm trùng dẫn đến đi tiểu ra máu khi mang thai.

  • Sỏi thận và sỏi bàng quang: Do chất khoáng còn tích tụ tạo ra sỏi, khiến mẹ bầu đau liên tục ở vùng bụng hoặc tiểu buốt kèm theo buồn nôn, ói mửa.
  • Rối loạn thận: Đi tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu báo hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận.
  • Ung thư thận, ung thư bàng quang: Thường xảy ra ở phụ nữ trên 40 tuổi.
vicare.vn-di-tieu-ra-mau-o-phu-nu-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-body-1

Cách xử lý đi tiểu ra máu khi mang thai

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ giúp bạn xét nghiệm lượng hồng cầu trong nước tiểu để đưa ra kết luận nguyên nhân của việc ra máu là do đâu. Bạn có thể yên tâm chờ kết quả và phương pháp điều trị của bác sĩ.
  • Thăm khám: Bác sĩ thường hỏi tuổi tác và tiến hành thăm khám vùng bụng để phát hiện khối u trong ổ bụng. Ở phụ nữ, nhiều trường hợp cần khám âm đạo, xem máu thực sự từ đâu ra, từ các cơ quan sinh dục hoặc đúng từ đường tiểu.
  • Soi bọng đái: giúp phát hiện sạn, bướu, lao,... trong bọng đái. Bác sĩ sẽ cắt bỏ chỗ bất thường trong quá trình soi bọng đái.
  • Chụp thận: phim chụp giúp bác sĩ biết chi tiết về thận, các ống dẫn tiểu, bọng đái, xem có bị sạn, bướu, lao, bệnh thận đa nang, hoặc vị trí đường tiểu hẹp, tắc để đưa ra phương pháp xử lý.
  • Siêu âm: trong trường hợp không thể tiến hành chụp phim do suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để phát hiện các khối u.
vicare.vn-di-tieu-ra-mau-o-phu-nu-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-body-2

Đi tiểu ra máu có phải bị động thai không?

Không phải tất cả những trường hợp phụ nữ mang thai đi tiểu ra máu đều ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong trường hợp nhẹ, thông thường tình trạng đi tiểu ra máu có thể giảm thiểu hoặc chấm dứt hoàn toàn nhờ sự điều trị và theo dõi của bác sĩ. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi có dấu hiệu đi tiểu ra máu hoặc rỉ máu ra quần, các mẹ cần phải nhanh chóng lựa chọn một bệnh viện uy tín để tìm ra căn nguyên của vấn đề và có hướng xử lý sớm, không nên áp dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để phòng ngừa những rủi ro không đáng có.

Trên đây là những thông tin bổ ích về hiện tượng đi tiểu ra máu khi mang thai. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ!

Xem thêm:

  • Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?
  • Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
  • Đi tiểu ra máu: Dấu hiệu mắc ung thư biểu mô tế bào thận